ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Bệnh nhân sụp mi thường phải vận dụng cơ trán bằng cách nhướng trán để nâng 1 phần mi trên và trường hợp nặng bệnh nhân hay ngước mặt lên cao để tầm nhỡn khụng bị che khuất.
Các nguyên nhân gây sụp mi
1. Sụp mi bẩm sinh
– Do tổn thương cơ nâng mi (teo cơ mi). Bệnh thường biểu hiện ở 1 mắt hoặc 2 mắt do bất thường trong quá trình phát triển phôi thai của cơ nâng mi. Bệnh có thể ngày càng nặng thêm hoặc có thể ổn định.
– Do bất thường chỗ bám của cơ nâng mi, và tổn thương một phần thần kinh chi phối cơ nâng mi.
– Do liệt dây thần kinh số 3, thường kết hợp với lác ngoài và giãn đồng tử. Bệnh xảy ra do chấn thương hoặc khối u chèn ép đường dẫn truyền thần kinh.
2. Sụp mi do nhược cơ
Đây là một bệnh tự miễn liên quan đến nồng độ Acetylcholin ở thần kinh cơ. Bệnh thường khởi phát ở tuổi dậy thì ở một hoặc 2 mắt với đặc trung là mức độ sụp mi thay đổi trong ngày, thường nặng ở cuối ngày.
Chẩn đoán có thể dựa vào nghiệm pháp prostigmine.
3. Sụp mi cơ học
Xảy ra khi mi trên trở nên nặng hơn bình thường như u, phù, viêm hoặc khi có sẹo kết mạc co kéo làm hạn chế vận động của mi.
4. Sụp mi do thừa da mi ở người già
Mức độ sụp mi
– Độ I: sụp mi nhẹ không ảnh hưởng đến khả năng nhìn nên không cần can thiệp.
– Độ II: Sụp mi mức độ trung bình đã gây cản trở 1 phần nhìn của trẻ vì vậy trẻ hay có tư thế nâng cằm bất thường để nhìn. Mức độ này cần phải điều trị phẫu thuật.
– Độ III: Sụp mi nặng gây ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực đến khả năng nhược thị cao nên phải điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị
1. Mục đích điều trị sụp mi nhằm