Tại sao bị loạn thị? 7 nguyên nhân phổ biến

25/02/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Tại sao bị loạn thị
Tật loạn thị ở mắt phần lớn được lý giải do sự biến dạng của giác mạc

Tại sao bạn bị loạn thị?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tật loạn thị ở mắt là do sự biến dạng của giác mạc. Bên cạnh đó, loạn thị có thể do di truyền, là biến chứng của các bệnh lý khác ở mắt, biến chứng sau phẫu thuật, trẻ sinh non thiếu tháng. Cụ thể:

1. Do giác mạc bị biến dạng

Phần lớn nguyên nhân gây loạn thị là do giác mạc bị biến dạng, bẻ cong làm mất đi khả năng hội tụ ánh sáng trên trục. Giác mạc của chúng ta đạt trạng thái lý tưởng nhất là có hình dạng như quả bóng tròn, uốn cong đều ở các phía, giúp ánh sáng hội tụ lại tại một điểm trên võng mạc, hình ảnh thu về rõ nét.

Ở người bị loạn thị, giác mạc có hình dạng như quả trứng với hai đường cong khác nhau khiến cho các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì tại một điểm như bình thường, khiến hình ảnh người loạn thị nhìn thấy bị mờ, nhòe, méo mó ở mọi khoảng cách.

Do giác mạc bị biến dạng
Phần lớn nguyên nhân gây loạn thị là do giác mạc bị biến dạng

2. Do di truyền

Tật loạn thị ở trẻ có thể do di truyền. Những đứa bé có người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ bị loạn thị hoặc gia đình có tiền sử bị rối loạn ở mắt thì nguy cơ mắc phải tật ở mắt này cao hơn so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, những trẻ đã có tiền sử gia đình cần được tầm soát sớm tật loạn thị cùng các bệnh lý khác ở mắt ngay từ những năm tháng đầu đời, khám mắt định kỳ, thường xuyên.

Loạn thị do di truyền
Loạn thị có thể do di truyền

3. Do sẹo giác mạc

Loạn thị có thể là biến chứng thường gặp phải ở những người có sẹo giác mạc do chấn thương mắt hoặc do đã từng trải qua một số cuộc phẫu thuật các bệnh lý ở mắt như đục thủy tinh thể, mổ cận

4. Biến chứng của các tật khác ở mắt

Loạn thị có thể là biến chứng của các tật khúc xạ khác như cận thị hay viễn thị. Những người mắc tật cận thị nặng hoặc viễn thị nặng ở mắt nếu không có biện pháp chăm sóc mắt tốt cũng như thăm khám để có cách khắc phục phù hợp thường có nguy cơ cao tiến triển sang tật loạn thị, tạo thành tật cận thị loạn hoặc viễn thị loạn.

Biến chứng của các tật khác ở mắt
Loạn thị có thể là biến chứng của các tật khúc xạ khác

5. Biến chứng của bệnh giác mạc chóp

Tật loạn thị ở mắt có thể là biến chứng của bệnh giác mạc chóp (Keratoconus). Bệnh lý ở mắt này được lý giải là tình trạng giác mạc của người bệnh bị thoái hóa và biến dạng, không có hình cầu mà lồi ra ngoài thành hình chóp. Giác mạc hình chóp.

6. Do trẻ sinh thiếu tháng

Các chuyên gia nhận định, trẻ sinh non thiếu tháng thường đối diện với nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác. Theo thống kê, trẻ sinh non từ hai tuần trở lên thường đối diện với nguy cơ loạn thị ở giai đoạn từ 5 đến 6 tuổi cùng nhiều nguy cơ các bệnh về mắt ở trẻ em.

Do trẻ sinh thiếu tháng
Trẻ sinh non thiếu tháng thường đối diện với nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với những đứa trẻ bình thường

7. Do tuổi tác

Những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với những người trẻ tuổi. Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể kéo theo sự lão hóa tự nhiên của đôi mắt, tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý cùng các tật khúc xạ ở mắt trong đó có loạn thị.

Do tuổi tác
Những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn so với những người trẻ tuổi

Xác định được nguyên nhân có thể giúp phòng tránh loạn thị không?

Tật loạn thị nếu nguyên nhân do di truyền sẽ không có cách phòng tránh. Nếu loạn thị do các nguyên nhân khác gây ra thì có thể phòng ngừa, hạn chế. Chuyên gia nhận định, cách phòng ngừa tật loạn thị hiệu quả nhất là khám mắt, tầm soát định kỳ, thường xuyên.

Tất cả chúng ta nên thiết lập thói quen khám mắt định kỳ hàng năm từ 1 đến 2 lần giúp tầm soát sớm các bệnh lý ở mắt để có biện pháp can thiệp kịp thời, giữ gìn thị lực. Đa số các bệnh ở mắt nếu được chẩn đoán sớm và có phương pháp trị bệnh phù hợp sẽ mang lại kết quả tích cực.

Tật loạn thị cũng vậy, nếu được chẩn chẩn đoán sớm và có biện pháp khắc phục phù hợp sẽ giúp bạn xóa bỏ loạn thị, khôi phục thị lực. Nếu phát hiện muộn, loạn thị có thể biến chứng thành nhược thị, gây suy giảm thị lực không phục hồi, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.

Xác định được nguyên nhân có thể giúp phòng tránh loạn thị không?
Tất cả chúng ta nên thiết lập thói quen khám mắt định kỳ hàng năm

Ngoài ra, khi nắm bắt được nguyên nhân, bạn có thể phòng ngừa tật loạn thị bằng cách điều chỉnh những thói quen sống hàng ngày như:

  • Hạn chế tối đa các nguy cơ có thể gây thương tổn đến mắt.
  • Học tập, làm việc ở nơi có điều kiện ánh sáng phù hợp.
  • Đeo kính bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường khi ra ngoài hay khi làm làm việc trong điều kiện nguồn sáng quá mạnh và chói.
  • Để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi khi làm việc với máy tính hay đọc sách quá lâu, làm các công việc tỉ mỉ khác.
  • Nếu phát hiện các dấu hiệu loạn thị như mắt mờ ở mọi khoảng cách, khó khăn khi nhìn mọi khoảng cách, tầm nhìn đôi… phải đi khám mắt ngay để được tư vấn, hỗ trợ.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng tốt cho mắt để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cửa sổ tâm hồn của bạn.
bạn có thể phòng ngừa tật loạn thị bằng cách điều chỉnh những thói quen sống
Có thể phòng ngừa tật loạn thị bằng cách điều chỉnh những thói quen sống hàng ngày

Tóm lại, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc 7 nguyên nhân gây loạn thị thường gặp. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Hãy ủng hộ chuyên trang bằng cách bấm vào nút like bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *