ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Sưng mắt có thể gây ảnh hưởng đến một mí hoặc cả hai mí mắt trên và dưới. Cơ chế của tình trạng này chủ yếu là do tích trữ chất lỏng dư thừa bên trong các mô liên kết ở xung quanh mắt gây viêm nhiễm. Mắt chúng ta vốn là bộ phận nhạy cảm nhất cơ thể, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây ra thương tổn. Vậy sưng mắt là bị gì? Dưới đây là 14 nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị sưng mắt.
Đây thường là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sưng mắt nhất là vào buổi sáng khi thức dậy. Mất ngủ khiến cho đôi mắt không được nghỉ ngơi đủ, quá trình trao đổi chất vào ban đêm cũng bị ảnh thưởng. Lúc này máu thường bị giữ ở quanh mắt gây sưng phù. Cùng với tình trạng bị sưng ở mắt có thể đi kèm với quầng thâm mắt khiến khuôn mặt bị mất đi tính thẩm mỹ và ảnh hưởng cả sức khỏe của người bệnh.
Vậy tại sao bị sưng mắt? Nếu bạn đang bị mất ngủ thì nó chính là tình trạng gây ra sự khó chịu cho mắt.
Cuộc sống với nhiều lo toan, bộn bề, áp lực về công việc, học tập cao dễ khiến chúng ta rơi vào trạng thái stress, căng thẳng mệt mỏi. Làm việc quá sức dễ khiến bạn bị kiệt sức, mất ngủ kéo dài và đôi mắt cũng chịu căng thẳng, áp lực theo khi phải cố gắng điều tiết làm việc, không được nghỉ ngơi thường xuyên, quá trình trao đổi chất cũng bị ảnh hưởng gây ra sưng mí mắt.
Căng thẳng kéo dài có thể khiến các dây thần kinh thị giác bị thương tổn gây suy giảm thị lực không thể phục hồi cho mắt, hậu quả sau cùng rất có thể sẽ là mù lòa vĩnh viễn.
Khi chúng ta ở trong trạng thái khóc, máu trong cơ thể lúc này sẽ tăng cường đi tới các mô ở quanh mắt. Khóc quá nhiều sẽ khiến cho các mao mạch ở xung quanh mắt bị vỡ, làm cho mắt sưng, đau, đỏ ngầu. Lúc này chỉ cần uống nhiều nước, để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn, sau vài tiếng sẽ thuyên giảm và hết dần tình trạng mất thẩm mỹ này.
Kính áp tròng (lens) với bản chất áp sát vào giác mạc rất nhạy cảm, người dùng phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng cũng như quy trình vệ sinh đúng cách. Rất nhiều người có thói quen đeo kính qua đêm không đúng cách dễ tạo môi trường thuận lợi, tăng nguy cơ cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, tổn thương khiến mắt bị sưng, ngứa.
Hoặc một số người vệ sinh kính không đúng quy trình, mắt cũng có thể bị sưng, kích ứng với chính dung dịch vệ sinh kính. Vậy tại sao bạn bị sưng mắt? Rất có thể do bạn bị kích ứng với kính áp tròng.
Một số loài côn trùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như: Ong, kiến, muỗi… Chỉ cần vô tình bị chúng đốt vào vùng da xung quanh mắt cũng có thể khiến vết chích lan rộng vào mắt gây sưng, đau, ngứa ngáy. Nguy hiểm hơn, một số loài còn có nọc độc có thể gây hại cho mắt.
Vì vậy, khi bị côn trùng đốt bạn tuyệt đối không được chủ quan, nhất là khi bị ong đốt sưng mắt cực kỳ nguy hiểm. Tốt nhất hãy đến ngay bệnh viện nếu thấy tình trạng sưng đau gia tăng cấp độ nặng dần.
Nếu mắt tự nhiên gặp phải tình trạng: Sưng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt không kiểm soát… rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng ở mắt. Cửa sổ tâm hồn của chúng ta vốn nhạy cảm, đặc biệt ở những người cơ địa dễ dị ứng, một số dị nguyên tưởng chừng vô hại cũng có thể trở thành yếu tố kích hoạt dị ứng như: Khói, bụi, phấn hoa, thức ăn, thuốc, mỹ phẩm trang điểm…
Đa phần các trường hợp dị ứng mắt đều không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng sẽ khiến họ có cảm giác khó chịu. Phòng ngừa, tránh xa các yếu tố gây kích ứng chính là cách tốt nhất giúp bạn hạn chế tình trạng dị ứng. Nhớ vệ sinh mắt, rửa tay thường xuyên, sạch sẽ nhé!
Lẹo mắt là một tình trạng nhiễm trùng ở mắt thường do vi khuẩn gây ra. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là phần bên ngoài của mí mắt ở tuyến đầu hoặc gốc mi trên hoặc dưới bị sưng, đỏ. Ở khu vực sưng sẽ thấy nổi lên cục nhỏ nhìn như mụn, có mủ. Lẹo mắt có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên mắt cùng lúc.
Đa phần bệnh lý đều không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu vài ngày tình trạng khó chịu ở mắt không thuyên giảm bạn nên đi khám mắt. Lẹo mắt có khả năng lây lan và bị tái lại nhiều lần nếu người bệnh không điều trị đúng cách.
Chắp mắt thoạt nhìn sẽ có biểu hiện giống như lẹo, có nốt mụn mủ xuất hiện trên mí mắt. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh thường do tuyến bã nhờn ở mí mắt bị tắc chứ không phải do mắt bị nhiễm trùng. Chắp mắt thường có kích thước lớn hơn lẹo nhưng lại ít gây đau đớn hơn, bệnh có thể hết sau vài ngày. Bệnh có thể bị tái lại nhiều lần nếu không có phương pháp điều trị đúng cách.
Đau mắt đỏ có tên gọi y khoa là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng ở mắt thường do vi khuẩn, virus gây ra. Bên cạnh đó, dị ứng mắt do các tác nhân gây hại từ môi trường cũng có thể gây ra viêm kết mạc. Một số biểu hiện đặc trưng của đau mắt đỏ thường thấy như: Lòng trắng mắt nổi gân đỏ, ngứa mắt, sưng mi mắt, đổ ghèn nhiều, nước mắt rơi không kiểm soát…
Đau mắt đỏ thông thường đều xuất hiện ở một bên mắt trước, sau đó sẽ lan dần sang bên mắt còn lại. Việc điều trị, dùng thuốc còn căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, không phải loại viêm kết mạc nào cũng phải dùng đến kháng sinh, kháng viêm. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị đau mắt đỏ, bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để thăm khám mắt, tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh lý viêm ở mí mắt này do trục trặc của tuyến dầu ở trong mí khiến cho vùng mí mắt bị nhờn và kết thành vảy xung quanh lông mi. Đây là bệnh lý mãn tính, có thể diễn biến rầm rộ thành 1 đợt nặng rồi lại thuyên giảm dần khiến cho mi mắt của người bệnh bị sưng, đau, ngứa ngáy. Viêm mí mắt đa phần sẽ gây ảnh hưởng đến cả 2 mắt của người bệnh
Bệnh lý viêm ở hốc mắt này là một dạng nhiễm trùng sâu ở bên trong các mô của mí mắt. Các tế bào bị viêm có thể lây lan nhanh gây đau đớn nhiều đi kèm sưng tức cho người bệnh. Viêm mô tế bào hốc mắt cần được chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị. Phụ thuộc vàp mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng mà một số bệnh nhân có thể cần tiêm thuốc kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch.
Bệnh Graves hay còn gọi là cường giáp tự miễn là một dạng rối loạn miễn dịch khiến tuyến giáp của người bệnh hoạt động tích cực quá, sản sinh các chất chống nhiễm trùng ở mắt do hiểu nhầm các tế bào bên trong mắt bị nhiễm trùng. Chính những kháng thể này lại vô tình gây ra tình trạng sưng và viêm ở mắt khiến mắt bị phồng lên ở một hoặc cả hai bên mắt.
Graves gây ra biến chứng khô đi kèm kích ứng ở mắt. Cùng với đó, các cơ mắt có thể bị viêm nhiễm thoe, ảnh hưởng đến chuyển động của mắt.Bệnh cường giáp tự miễn thông thường cần phải phẫu thuật tuyến giáp và sử dụng một loạt các loại thuốc khác nhau. Bạn có đang gặp phải bệnh ở tuyến giáp không? Nếu có thì nó sẽ là câu trả lời cho thắc mắc tại sao bạn bị sưng mắt.
Đây là một bệnh nhiễm trùng ở mắt do virus herpes gây ra ở bên trong và xung quanh của mắt. Đa phần mọi người đều nhầm lẫn thành bệnh đau mắt đỏ do biểu hiện sưng, đỏ khá giống nhau, phải quan sát thật kỹ mới thấy sự khác biệt. Herpes có thể gặp phải ở tất cả mọi người nhưng phổ biến nhiều nhất ở trẻ em. Bệnh lý này không phải lúc nào cũng gây ra những thương tổn rõ rệt như đau mắt đỏ.
Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, chúng ta có thể vô tình bị va đập, tác động lực ở mắt hay các vùng xung quanh khiến cho các cơ xung quanh mắt bị nén và rút lại. Những thương tổn này ở mắt có thể gây ra tụ máu ở xung quanh mắt, đi kèm với biểu hiện sưng, đau khu vực mắt. Khu vực thương tổn dần chuyển sang màu tím, đen, đa phần phải mất một vài tuần mới hết được.
Ngoài ra, những can thiệp thẩm mỹ khác tác động gây thương tổn xung quanh vùng mắt như: Nâng mũi, cắt mí, nối mi, phun, xăm mí, đốt mụn thịt quanh mắt bị sưng… cũng rất phổ biến hiện nay khi nhu cầu làm đẹp của chị em ngày càng tăng cao.
Các nguyên nhân thông thường do bị dị ứng hay thói quen sống không tốt như: Khóc, mất ngủ, mệt mỏi, stress… khiến mắt bị sưng có thể nhận biết dễ dàng. Người bệnh lúc này chỉ cần vệ sinh mắt sạch sẽ, để mắt nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chườm mắt… thì tình trạng sưng mắt sẽ thuyên giảm dần và biến mất.
Với những trường hợp tự nhiên mắt bị sưng không rõ nguyên nhân, sưng mắt đi kèm với một số bất thường khác như:
Bạn đã vệ sinh mắt sạch sẽ, chườm mắt nhưng tình trạng sưng đau không thuyên giảm, thậm trí còn gia tăng cấp độ nặng dần thì bạn nên nhanh chóng tới các cơ sửo y tế nhãn khoa để được chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, khám mắt lâm sàng, đánh giá toàn trạng, tìm hiểu bệnh sử, lý giải các triệu chứng bệnh, có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết.
Sưng mắt trong đa phần các nguyên nhân bệnh lý thường không phải xét nghiệm mà chỉ thông qua khám lâm sàng. Biện pháp xét nghiệm chỉ được chỉ định khi nghi ngờ tổ chức hốc mắt bị viêm hay xuất hiện khối xoang hoang. Với tình trạng nghiêm trọng này bạn sẽ được chụp CT hoặc MRI ngay để có biện pháp điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nhân bị nghi ngờ là triệu chứng của bệnh rối loạn hệ miễn dịch, tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác. Khi đã xác định được nguyên nhân khiến bạn bị sưng mí mắt, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Khi bệnh lý được khắc phục, tình trạng sưng mắt cũng thuyên giảm dần và biến mất.
Phần lớn các bệnh lý ở mắt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời đều cho kết quả khả quan, bảo vệ thị lực tốt nhất. Vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt, không thể lý giải được nguyên nhân tại sao bị sưng mắt, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, tất cả chúng ta nên duy trì thói quen khám mắt định kỳ hàng năm từ 1 – 2 lần để bảo vệ sức khỏe đôi mắt cũng như tầm soát sớm các bệnh lý tiềm ẩn để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm gây mất thị lực vĩnh viễn.
Tóm lại, trên đây là 14 nguyên nhân phổ biến nhất có thể khiến bạn bị sưng mắt. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ xác định được tình trạng tại sao mình bị sưng mắt để có phương án khắc phục phù hợp. Hãy chia sẻ những kiến thức hữu ích này với mọi người để có thêm nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé!