TẬT KHÚC XẠ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

26/04/2018
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

1.      Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) là gì? Nguyên nhân do đâu?
Đối với mắt người bình thường, các tia sáng từ vô cực chạy tới mắt, qua các môi trường trong suốt, rồi hội tụ đúng trên võng mạc khiến ta nhìn rõ vật. Đối với những người mắc tật khúc xạ, do hệ thống quang học khuất triết không đúng, nên các tia sáng không được hội tụ trên giác mạc giống như người bình thường, mà lại hội tụ ở trước hoặc sau võng mạc, khiến hình ảnh của vật bị mờ đi theo các cách khác nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tật khúc xạ, phải kể đến như:
–          Mắc tật khúc xạ do bẩm sinh, di truyền (chiếm 60% trên tổng số các trường hợp mắc tật khúc xạ.)
–          Thời gian và mức độ sử dụng mắt quá nhiều: Làm việc quá nhiều (trên 8 giờ), hoặc quá lâu trong thời gian liên tục (trên 2 giờ liên tục)
–          Làm việc và sử dụng mắt trong điều kiện thiếu sáng.
–          Sau phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt.
–          Làm việc không đúng tư thế, nhìn quá gần.

Tật khúc xạ do bẩm sinh, di truyền chiếm 60% trên tổng số các trường hợp mắc tật khúc xạ

2.      Hậu quả của tật khúc xạ
Như đã nói ở trên, tật khúc xạ sẽ khiến bệnh nhân nhìn mờ, dễ mỏi mắt, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triền và chất lượng cuộc sống. Với người bị cận thị, hình ảnh của những vật ở xa sẽ bị mờ đi tùy theo độ cận. Ngược lại, những người bị viễn thị sẽ không thể nhìn thấy rõ hình ảnh của những vật ở gần.
Ngoài ra, một số loại tật khúc xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác mắt, dẫn đến nhược thị một mắt. Hơn nữa, cận thị quá nặng có thể gây nên biến chứng bong võng mạc, dẫn đến mù lòa hoàn toàn.
3.      Các phương pháp chữa tật khúc xạ
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp hiệu quả đế chữa trị các tật khúc xạ.
–          Đeo kính thuốc:
Phương pháp đơn giản nhất là đeo kính thuốc, vừa an toàn, hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Để có được một cặp kính thuốc phù hợp, bệnh nhân chỉ cần đến các trang tâm, phòng khám, bệnh viện uy tín để được khám và đo, sử dụng đúng loại kính và số kính. Tuy nhiên, phương pháp này dần không được ưa chuộng vì có tính thẩm mỹ không cao, đôi khi gây bất tiện trong sinh hoạt.

Phương pháp đơn giản nhất là đeo kính thuốc, vừa an toàn, hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí

–          Đeo kính Ortho-K:
Đây là một phương pháp mới xuất hiện cách đây một vài năm, nhưng cũng được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng và sử dụng.
Orthokeratology (Ortho-K) là một loại kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm, có khả năng điều chỉnh hình dáng của giác mạc trong khi bạn ngủ, vì vậy bạn có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật khi thức dậy sau khi tháo kính ra.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ chữa cận tạm thời, khi bạn đeo kính thường xuyên, chứ không chữa cận vĩnh viễn như nhiều người vẫn nghĩ. Nhược điểm của phương pháp này là sự bất tiện khi phải đeo kính, tháo kính hàng đêm, cùng với phải tuân thủ quy tắc bảo quản, vệ sinh kính. Đồng thời, phương pháp này có chi phí khá đắt đỏ, cộng vơi việc phải thay kính sau 1-3 năm sử dụng

 

–          Phẫu thuật bằng laser excimer:
Do mang năng lượng cao và bước sóng 193nm, laser excimer có khả năng phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử và nguyên tử protein của tổ chức giác mạc tạo ra những đường cắt phẳng, mịn và chính xác.
Hiện tại, 2 phẫu thuật chính được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ bằng laser excimer là Photo Refractive Keratectomy (PPK) và Laser in Situ Keratomileusis (LASIK). Trong phẫu thuật PRK, lớp biểu mô giác mạc được lấy đi, sau đó laser excimer sẽ tác động trực tiếp lên bề mặt giác mạc để làm thay đổi độ cong giác mạc.
Còn trong phẫu thuật LASIK, các bác sĩ sẽ thực hiện tạo một vạt giác mạc, lật lên, sau đó laser excimer sẽ tác động trực tiếp lên phần nhu mô của giác mạc. Sau khi laser bắn xong, vạt giác mạc được đậy lại.
Cả hai phương pháp phẫu thuật trên đều có mục đích làm thay đổi độ cong của giác mạc. Người ta điều trị cận thị bằng cách bắn laser vào vùng trung tâm giác mạc, làm cho giác mạc dẹt hơn. Khi đó, bán kính trung tâm của giác mạc tăng lên, do vậy công suất khúc xạ giảm đi.
Đối với viễn thị thì ngược lại: laser excimer bắn ở vùng chu vi của giác mạc, làm giác mạc cong hơn. Từ đó, bán kính trung tâm giác mạc giảm đi, dẫn đến công suất khúc xạ giác mạc tăng lên. Từ đó, bệnh nhân sẽ nhìn rõ. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *