Tìm hiểu 6 nguyên nhân gây cận thị ở mọi độ tuổi

09/11/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

1. 6 Nguyên nhân gây cận thị nhanh

Tật cận thị thường được phát hiện trong độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi, người mắc tật này không thể nhìn rõ được hình ảnh ở xa. Cận thị do trục nhãn cầu dài ra hoặc do thủy tinh thể quá cong so với nhãn cầu khiến hình ảnh hội tụ lại phía trước võng mạc thay vì nằm trên võng mạc. 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, cụ thể như sau: 

1.1 Di truyền từ bố mẹ

Cận thị liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu của mắt nên việc di truyền cũng là một trong các yếu tố nguy cơ. Một số nghiên cứu đưa ra:

Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị nặng (trên -6 Diop) thì khả năng cao đứa bé khi chào đời cũng có nguy cơ mắc chứng cận thị. Trường hợp cả bố và mẹ cùng bị cận thì có khả năng con cái sẽ có nguy cơ cận thị bẩm sinh.

Nếu cả bố và mẹ đều chưa từng mắc chứng cận thị thì vẫn có nguy cơ con cái vẫn bị mắc tật cận thị nhưng tỷ lệ mắc phải sẽ thấp.

Theo khoa học, có hơn 24 gen liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị. Yếu tố nguy cơ di truyền đóng vai trò quan trọng nhưng sự gia tăng tỷ lệ mắc cận thị trong những năm gần đây chủ yếu liên quan đến lối sống học tập, sinh hoạt, vui chơi và đặc biệt là liên quan đến các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính bảng,…)

Cận thị do đâu

Cận thị có yếu tố di truyền. 

Nếu bố mẹ bị cận thị hoặc mắc các bệnh lý khác về mắt cần đảm bảo con cái được khám và kiểm tra mắt định kỳ.

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như: nhìn không thoải mái trong khi học tập, sinh hoạt, bé xem tivi ở khoảng cách không bình thường,… thì con bạn có thể bị mắc cận thị.

Di truyền từ bố mẹ là một trong những nguyên nhân gây ra cận thị bẩm sinh cho trẻ từ khi còn rất nhỏ, nếu không phát hiện sớm có thể tiến triển nhanh chóng. Trẻ sinh ra đã có võng mạc cong hơn hoặc trục nhãn cầu dài hơn bình thường.

1.2 Trẻ sinh non, nhẹ cân

Một thống kê cho thấy trẻ sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân có nhiều nguy cơ bị cận thị hơn các đứa trẻ khác. Cụ thể,

  • Trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên: Có nguy cơ cao mắc tật cận thị khi bắt đầu học vỡ lòng khoảng 5 đến 6 tuổi.
  • Trẻ khi sinh ra có cận nặng dưới 2.5kg: thường bị cận thị khi bước vào tuổi thiếu niên từ 11 đến 13 tuổi. 

1.3 Môi trường học tập, sinh hoạt thiếu khoa học

Nguyên nhân này thường gặp ở người cận thị từ 10 tuổi trở lên. Các thói quen không tốt gây cận thị cho mắt như: 

  • Học tập, làm việc trong môi trường thiếu sáng, ánh sáng cường độ cao gây chói mắt.
  • Sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên không cho mắt nghỉ ngơi.
  • Bàn ghế không phù hợp, tư thế ngồi học, làm việc sai.
  • Học bài, làm việc, sử dụng thiết bị điện tử ở khoảng cách không phù hợp. 
nguyên nhân của tật cận thị
Học tập trong môi trường thiếu sáng.

1.4 Thực trạng của trẻ em trong thời đại công nghệ hiện đại

So với các thế hệ trước trẻ em ngày nay dường như đang bị mắc kẹt trong các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính, ipad,… chứ không còn vui chơi ở bên ngoài nữa. Điều này có tác động không chỉ đến sự phát triển thể chất của trẻ mà còn ảnh hưởng xấu đến thị lực. 

Mắt tiếp xúc nhiều với thiết bị công nghệ, thiếu ánh sáng tự nhiên cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị cận thị ngày càng nhiều hơn. 

nguyên nhân gây cận thị về mắt
Trẻ em ngày càng ít vận động, lạm dụng thiết bị điện tử.

1.5 Thiếu vận động, tập luyện thể dục thể thao

Cho trẻ vận động, vui chơi ngoài trời không chỉ tốt cho thị lực mà trong ánh mặt trời còn có nhiều Vitamin D giúp xương chắc khỏe, tăng cường đề kháng và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. 

Theo nghiên cứu của nhiều nước phát triển như Mỹ, Úc, Trung Quốc và Anh đã chỉ ra rằng trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời, tập luyện thể thao thường xuyên có tỷ lệ mắc cận thị thấp hơn các trẻ khác. 

Trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng nhân tạo thay vì thay tham gia vào các hoạt động vui chơi, vận động thể dục thể thao là một trong những nguyên nhân dẫn đến cận thị.

1.6 Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, đặc biệt ở trẻ nhỏ là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cận thị. Cân bằng các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hằng ngày có vai trò quan trọng giúp cơ thể, nhất là mắt có thể phát triển khỏe mạnh, bình thường. 

Đối với người có chế độ ăn uống thiếu Vitamin A, C, Vitamin nhóm B, kẽm,… trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể mà còn khiến mắt phát triển không bình thường, khiến thị lực giảm đi làm tăng nguy cơ mắc cận thị và các bệnh lý về mắt khác. 

nguyên nhân gây cận thị là gì
Chế độ dinh dưỡng cân đối tốt cho sự phát triển của mắt.

2. Giải đáp thắc mắc về nguyên nhân gây cận thị và tăng độ cận

Dưới đây là tổng hợp những thắc mắc được nhiều bạn đọc gửi đến liên quan tới nguyên nhân gây cận thị. Cùng tham khảo lời giải đáp từ bệnh viện Mắt Hà Nội 2 bạn nhé!

2.1 Học quá nhiều gây cận thị có đúng không?

Các nghiên cứu ngày nay cho thấy quan điểm: “Học quá nhiều gây cận thị” là sai lầm. Trẻ chỉ bị cận thị khi học tập trong môi trường thiếu sáng, cường độ ánh sáng không thích hợp, thời gian nhìn gần liên tục mà không cho mắt được nghỉ ngơi.

Nếu duy trì thói quen học tập, làm việc khoa học ngay từ nhỏ thì có thể ngăn ngừa được nguyên nhân gây cận thị này. 

2.2 Cung cấp đủ ánh sáng mặt trời có thể khiến trẻ không bị cận thị?

Các nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Khi tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời (tia UVB có trong ánh mặt trời lúc sáng sớm và lúc xế chiều) giúp thị lực tốt hơn và có thể giúp phòng tránh và ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị.

Kết quả của một cuộc thí nghiệm được thực hiện trên 3.000 người bị cận và không bị cận với đủ mọi độ tuổi đã cho thấy rõ ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời với cận thị. Cụ thể: 

  • Người từ 10 đến 25 tuổi không bị cận thị: tiếp xúc nhiều với tia UVB có nguy cơ ít bị cận thị hơn 30% so với những người còn lại cùng độ tuổi.
  • Người bị cận thị: tiếp xúc nhiều với tia UVB làm chậm sự tiến triển của cận thị, ngăn ngừa tăng độ cận tốt hơn so với những người khác trong cùng một độ tuổi. 

Một loạt các thí nghiệm về tác động của ánh sáng mặt trời với thị lực của trẻ đã được thực hiện ở nhiều nước phát triển cũng cho kết quả tương tự.

Trẻ em khi học tập trong các lớp học mà được tăng thêm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (khoảng 80 phút /ngày) có ít có nguy cơ mắc cận thị hơn những đứa trẻ khác. 

Có thể thấy cận thị đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguyên nhân bẩm sinh không thể phòng ngừa được nhưng nếu bạn có chế độ chăm sóc, bảo vệ mắt phù hợp thì có thể hạn chế được các tác hại của cận thị.

Chia sẻ thông tin này với bạn bè và người thân để có thêm những kiến thức hữu ích về cận thị nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *