Nhóm thuốc điều trị tăng nhãn áp (thiên đầu thống) có mấy loại?

05/04/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

 

thuốc điều trị tăng nhãn áp
Thuốc điều trị tăng nhãn áp gồm dạng nhỏ mắt và dạng viên uống

Thuốc điều trị tăng nhãn áp có thực sự hiệu quả?

Hiện nay chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa dứt điểm hay phục hồi tổn thương mà bệnh tăng nhãn áp gây ra. Nhưng nếu bệnh lý được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp bảo vệ dây thần kinh thị giác, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lòa.

Mục tiêu điều trị của các loại thuốc thiên đầu thống hiện nay là hạ nhãn áp, tránh tổn thương thêm cho dây thần kinh thị giác.

thuốc điều trị tăng nhãn áp có hiệu quả?
Tăng nhãn áp không thể chữa khỏi hoàn toàn

Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, tiền sử các bệnh toàn thân, loại bệnh tăng nhãn áp mắc phải và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc thông thường là ưu tiên lựa chọn hàng đầu, nếu thuốc không mang lại kết quả mới chuyển qua điều trị bằng laser hay phẫu thuật mắt. Hoặc bác sĩ có thể cùng lúc kết hợp các biện pháp này với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

8 Nhóm thuốc điều trị tăng nhãn áp phổ biến

thuốc điều trị tăng nhãn áp dạng nhỏ mắt
Thuốc nhỏ mắt được ưu tiên sử dụng hàng đầu trong điều trị tăng nhãn áp

Thuốc trị thiên đầu thống được phân loại theo các thành phần hoạt chất, bao gồm 8 loại phổ biến sau đây:

1. Chất tương tự Prostaglandin

Loại thuốc nhỏ mắt này hiện được nhiều bác sĩ khám mắt chỉ định,đặc biệt với bệnh nhân Glaucoma góc mở. Bệnh nhân có thể dễ dàng tuân thủ tốt yêu cầu nhỏ thuốc vì thường chỉ cần nhỏ một lần mỗi ngày. Thuốc này kích thích các men tiêu protein nền nới lỏng khoảng thời gianbaof làm thủy dịch dễ thấm quá,qua đó có tác dụng hạ nhãn áp qua con đường màng bồ đào củng mạc.

Tác dụng phụ: Prostaglandin ít gây tác dụng phụ toàn thân nhưng có thể gây cương tụ kết mạc,lông mi dài hơn, dày hơn hoặc thay đổi màu sắc mống mắt. 

dùng thuốc điều trị tăng nhãn áp có thể làm thay đổi màu mống mắt
Sử dụng chất tương tự Prostaglandin có thể làm thay đổi màu mống mắt

2. Thuốc chẹn Beta

Loại thuốc này từng là lựa chọn đầu tiên khi điều trị tăng nhãn áp. Tác dụng chính của thuốc chẹn Beta là giảm tiết thủy dịch trong mắt. Thuốc này có thể được phối hợp với các loại thuốc khác.

Tác dụng phụ: Thuốc chẹn Beta có thể gây ra một số tác dụng phụ bất lợi cho người có tiền sử bệnh mãn tính như: Tiểu đường, tim mạch,hen phế quản, COPD, trầm cảm hay phụ nữa có thai và cho con bú. Những người có bệnh lý toàn thân nên trao đổi kỹ với các bác sĩ nhãn khoa về tình hình sức khỏe trước khi dùng thuốc.

3. Thuốc chủ vận alpha- adrenergic

Tác dụng của loại thuốc này là làm giảm tiết thủy dịch do co mạch máu cung cấp cho thể mi – cơ quan tiết tiết thủy dịch và giảm quá trình siêu lọc. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng tăng hấp thụ thủy dịch qua con đường màng bồ đào. Chủ vận alpha- adrenergic có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với với các loại thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp khác.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ngứa mắt, đỏ mắt ,ức chế hệ thần kinh trung ương (mệt mỏi,chóng mặt,buồn ngủ). Chống chỉ định tuyệt đối ở trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây ngừng thở , tăng nhịp tim ở trẻ em.

Thuốc điều trị tăng nhãn áp có thể gây ngứa mắt
Thuốc chủ vận alpha- adrenergic có thể gây ngứa mắt

4. Thuốc ức chế carbonic anhydrase (CAI)

Thuốc có tác dụng ức chế sản xuất thủy dịch thông qua ức chế men carbonic anhygrase (CA) . CAI thường được sử dụng kết hợp cùng các loại thuốc nhỏ mắt trị tăng nhãn áp khác, đôi khi cũng được sử dụng độc lập.

CAI có 2 dạng bào chế là thuốc uống dạng viên và thuốc nhỏ mắt 

Đường uống Acetazolamide dùng khi bệnh nhân Glaucoma cơn cấp hoặc nhãn áp rất cao, tác dụng phụ có thể gây mệt mỏi , tê bì chân tay cho hạ kali máu.

 CAI đường tra= khi sử dụng có thể gây đỏ mắt, cảm giác mắt nóng, rát nên hạn chế sử dụng trên bệnh nhân có tổn thương giác mạc.

5. Thuốc cường phó giao cảm

Thuốc gây co rút cơ thể mi kéo vào cựa củng mạc và vùng bè nhờ đó làm tăng lưu thông thủy dịch. Được dùng phổ biến ở bệnh tăng nhãn áp góc đóng, thuốc cường phó giao cảm Pilocarpin giúp đồng tử mắt co lại, hỗ trợ mở góc bị làm hẹp.

Tác dụng phụ: Thuốc nhỏ mắt loại này khi sử dụng thường gây cảm giác đau đầu vùng trán, thái dương. Ở nhiều người còn gặp phải triệu chứng suy giảm thị lực vào ban đêm.

thuốc điều trị tăng nhãn áp epinephrine
Thuốc Epinephrine khi sử dụng có thể gây ra nhịp tim nhanh

6. Các chất tăng thẩm thấu

Loại thuốc này được chỉ đinh cho những bệnh nhân có nhãn áp rất cao, cần giảm áp lực trong mắt ngay lập tức trước khi tổn thương dây thần kinh thị giác vĩnh viễn không thể khắc phục được nữa.

Chú ý: Chất tăng thẩm thấu chỉ được cho dùng một lần ở trường hợp cấp cứu khẩn cấp.

7. Thuốc trị tăng nhãn áp kết hợp

Thường được sử dụng cho những bệnh nhân phải kết hợp cùng lúc nhiều loại thuốc nhỏ mắt để kiểm soát nhãn áp.

Ngoài sự tiện lợi trên, thuốc nhỏ mắt kết hợp còn giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với các chất bảo quản cho bệnh nhân tăng nhãn áp.

thuốc điều trị tăng nhãn áp dạng viên uống
Thuốc điều trị tăng nhãn áp dạng viên uống có thể gây mệt mỏi, chán ăn

Những lưu ý khi sử dụng thuốc thiên đầu thống

Thuốc điều trị tăng nhãn áp dù là dạng nhỏ mắt hay dạng viên uống, việc quan trọng hàng đầu là bệnh nhân phải dùng thuốc đúng theo chỉ định, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thì thuốc mới phát huy tác dụng tốt nhất. Một số lưu ý bệnh nhân cần ghi nhớ:

  • Sử dụng thuốc hạ nhãn áp hàng ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Sau khi nhỏ thuốc vào mắt nên nhắm mắt lại từ 1-2 phút, kết hợp với việc ấn nhẹ vào khóe mắt gần mũi để đóng ống lệ trong vài phút sẽ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ toàn thân mà thuốc có thể gây ra.
  • Ghi lại ngày đầu tiên mở lọ thuốc và ngày cần vứt bỏ khi không sử sử dụng hết, căn cứ theo thời hạn quy định ghi trên nhãn hộp hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Với những người dùng kính áp tròng, trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt phải lấy kính ra.
  • Khi gặp phải tác dụng phụ sau khi dùng thuốc bệnh nhân cần ngừng sử dụng, thông báo lại tình trạng với bác sĩ điều trị để được tư vấn.
  • Đi khám mắt định kỳ, thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ để nắm được tình trạng bệnh lý, thuốc có đáp ứng tốt không, có phương pháp điều trị thích hợp cho từng giai đoạn bệnh.
những lưu ý khi sử dụng thuốc tăng nhãn áp
Bệnh nhân tăng nhãn áp cần phải đi khám định kỳ, thường xuyên

Tóm lại, thuốc điều trị tăng nhãn áp giống như chìa khóa giúp kiểm soát nhãn áp, ngăn ngừa các biến chứng của tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh nhân sử dụng thuốc phải có sự chỉ định từ bác sĩ. Chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *