ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Thủy tinh thể là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của mắt, đảm bảo cho chức năng nhìn, quan sát và thu nhận hình ảnh. Vậy thủy tinh thể là gì? Có vai trò gì với mắt? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thủy tinh thể của mắt là thấu kính trong suốt ở phía bên trong mắt, có 2 mặt lồi, nằm sau giác mạc, giúp mắt điều tiết tốt hơn. Thủy tinh thể là một tổ chức không có thần kinh và không có mạch máu. Dinh dưỡng chủ yếu của thủy tinh thể là là thông qua thẩm thấu các chất dinh dưỡng từ thủy dịch qua bao của nó.
Thủy tinh thể nằm bên trong nhãn cầu, phía trước dịch kính và ở ngay sau cầu mống mắt. Được giữ ngay ngắn nhờ dây chằng Zinn, thủy tinh thể có đường kính rộng khoảng 9- 10 mm, độ dày 4mm, bán kính độ cong mặt trước 10mm và mặt sau là 6mm.
Thủy tinh thể bao gồm 3 thành phần chính là bao, vỏ và nhân. Cụ thể:
Bao quanh thủy tinh thể là một lớp collagen hay còn được gọi là màng thủy tinh thể, giúp ngăn cách bộ phận này với phần còn lại của mắt.
Thủy tinh thể giữ vai trò tiếp truyền tia sáng để hội tụ lên võng mạc – mô nhạy cảm với ánh sáng ở mặt sau của mắt. Tiếp đó, tại võng mạc sẽ tiếp nhận các ánh sáng này và chuyển hóa thành các tín hiệu thần kinh thông qua dây thần kinh thị giác gửi đến não bộ để phân tích.
Vì vậy phải đảm bảo thủy tinh thể luôn trong suốt, giúp võng mạc nhận được hình ảnh rõ nét, từ đó chúng ta mới có thể nhìn rõ mọi vật.
Ngoài ra, thủy tinh thể còn giữ vai trò điều tiết cho mắt. Chẳng hạn như khi cơ thể mi co làm độ dày của thủy tinh thể tăng lên, cùng với đó đường kính sẽ giảm đi và công suất khúc xạ tăng. Và ngược lại khi cơ thể mi giãn khiến độ dày thủy tinh thể giảm, các sợi dây treo căng ra sẽ khiến công suất khúc xạ giảm đi.
Thủy tinh thể có 2 loại đó là: thủy tinh thể tự nhiên và thủy tinh thể nhân tạo. Trong đó thủy tinh thể tự nhiên là bộ phận vốn có trên cơ thể con người, còn thủy tinh thể nhân tạo được sử dụng trong phẫu thuật khi người bệnh cần thay thế.
Các loại thủy tinh thể nhân tạo được sử dụng trong phẫu thuật như:
Vì một lý do nào đó làm thủy tinh thể bị mờ sẽ gây ra tình trạng suy giảm thị lực,lóa mắt hay tăng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ. Tình trạng này gọi chung là đục thủy tinh thể, chứng bệnh này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù mắt trên toàn thế giới.
Vì vậy việc phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể nói riêng hay chủ động bảo vệ thủy tinh thể của chúng ta nói chung sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ suy giảm thị lực, mù lòa một cách tối đa.
Bệnh đục thủy tinh thể thường có thời gian ủ bệnh lâu dài, những triệu chứng xuất hiện ban đầu rất nhẹ nhàng khiến chúng ta dễ chủ quan, bỏ qua như: Mỏi mắt, nhức mắt, nhìn mờ, không nhìn được xa, chảy nước mắt sống… Khi các triệu chứng này xuất hiện ngày càng nhiều bạn nên khám mắt ở đâu tốt và uy tín để được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, triệt để. Nên duy trì khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần.
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là tác nhân gây hại hàng đầu cho đôi mắt cua của bạn. Chúng có thể tấn công trực tiếp gây biến đổi cấu trúc mắt, giảm thành phần dinh dưỡng của thủy tinh thể, gây nên bệnh lý đục thủy tinh thể.
Vì vậy, khi ra ngoài nhất là những hôm trời trời nắng bạn nên đeo thêm kính có khả năng chống tia cực tím. Vừa giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể lại tránh được các tác nhân gây hại khác từ môi trường như: khói, bụi, hóa chất…
Ngoài ra cũng nên bảo vệ mắt để tránh bị trấn thương. Các chân thương vùng mắt tưởng nhẹ nhưng cũng có thể trở thành nguyên nhân gây vỡ thủy tinh thể, đục thủy tinh thể hay thậm chí là bệnh cườm nước.
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Chúng cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể. Vì vậy muốn bảo vệ thị lực của mình, bảo vệ thủy tinh thể nên hạn chế tối đa việc sử dụng các chất không tốt này.
Một bí quyết nữa giúp đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe là thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, đủ đầy chất dinh dưỡng. Một số loại vitamin A, B, E và khoáng chất như kẽm, lutein rất tốt cho mắt, có nhiều trong các loại hoa quả, rau xanh như: Cam, quýt, dâu tây, bơ, rau bina, bông bông cải xanh, cải xoăn… Nhờ chất chống oxy hóa có trong những thực phẩm này giúp tăng cường khả năng bảo vệ mắt của bạn.
Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra đường huyết và huyết áp cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và lệch thủy tinh thể từ sớm.
Theo các chuyên gia nhãn khoa, những người bị tiểu đường thường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể gấp 1,6 lần người bình thường. Vì vậy mà việc theo dõi, kiểm soát chỉ số đường huyết trong cơ thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự, giảm thiểu sự tiến triển nhanh của bệnh đục thủy tinh thể.
Những người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn người bình thường. Vì thế khi thăm khám bạn cần chia sẻ với bác sĩ đầy đủ về tình trạng bản thân đang mắc phải để ngăn ngừa hoặc phát hiện từ sớm bệnh đục thủy tinh thể, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây đã giải đáp đầy đủ cho câu hỏi thủy tinh thể là gì và vai trò của nó đối với mắt. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách bảo vệ thủy tinh thể, giữ cho đôi mắt sáng, khỏe đẹp. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận phía dưới nếu bạn cần giải đáp các thắc mắc khác nhé!