Trẻ bị viễn thị và loạn thị bẩm sinh: Biểu hiện, điều trị

22/03/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Tìm hiểu về viễn loạn thị bẩm sinh ở trẻ

Viễn loạn thị bẩm sinh ở trẻ em là trường hợp bé bị đồng thời cả tật khúc xạ viễn thị và loạn thị. Mắt bị viễn thị khiến cho bé nhìn các vật ở ở gần bị mờ, nhòe, tầm nhìn xa không bị ảnh hưởng. Còn bị loạn thị sẽ khiến cho mắt trẻ nhìn vật bị mờ, nhòe, méo mó, tầm nhìn đôi ở mọi khoảng cách dù xa hay gần.

Trẻ bị viễn thị và loạn thị
Viễn loạn thị bẩm sinh ở trẻ em là trường hợp bé bị đồng thời cả tật khúc xạ viễn thị và loạn thị

Viễn loạn thị bẩm sinh là một phân loại của loạn thị, xảy ra khi bề mặt của giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong không đều, đồng thời trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Cấu trúc đặc biệt này khiến cho tia sáng đi vào mắt hội tụ thành nhiều điểm khác nhau và nằm sau võng mạc khiến cho hình ảnh bị mờ, nhòe, méo mó.

Mức độ nguy hiểm của viễn loạn thị ở trẻ

Viễn loạn thị ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và có những can thiệp phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng rối loạn thị giác nguy hiểm cho trẻ. Ảnh hưởng ban đầu sẽ gây ra những khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, giảm sút khả năng tập trung, kết quả học tập của trẻ.

Trẻ bị viễn thị, loạn thị nặng có thể biến chứng sang lác trong và nhược thị là các bệnh về mắt ở trẻ em có thể gây nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến thị lực của bé, thậm chí gây mù lòa vĩnh viễn. Nếu phát hiện trẻ có các bất thường ở mắt, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Mức độ nguy hiểm của viễn loạn thị ở trẻ
Trẻ bị viễn thị, loạn thị nặng có thể biến chứng sang lác trong và nhược thị

Phân loại viễn loạn thị ở trẻ

Chuyên gia nhãn khoa thường phân loại viễn thị, loạn thị bẩm sinh thành 4 dạng như sau:

  • Loạn viễn thị đơn nghịch.
  • Loạn viễn thị đơn thuần.
  • Loạn viễn thị kép.
  • Loạn viễn thị đơn chéo.

Trẻ bị viễn thị và loạn thị thường có biểu hiện như nào?

Bé bị viễn thị và loạn thị có thể thấy xuất hiện cùng lúc các dấu hiệu nhận biết của hai tật khúc xạ ở mắt này với các triệu chứng điển hình như:

  • Hình ảnh loạn thị đi kèm viễn thị sẽ bị mờ, nhòe ở mọi khoảng cách dù gần hay xa.
  • Tầm nhìn đôi, quan sát một vật có thể thấy hai đến ba bóng mờ.
  • Khó khăn khi nhìn sự vật ở khoảng cách gần.
  • Luôn cố gắng nheo mắt, nghiêng đầu để nhìn rõ sự vật.
  • Dụi mắt thường xuyên.
  • Đau nhức mắt, mỏi mắt do phải điều tiết nhiều.
  • Đau đầu, nhất là vùng quanh thái dương.
Trẻ bị viễn thị và loạn thị thường có biểu hiện như nào?
Luôn cố gắng nheo mắt, nghiêng đầu để nhìn rõ sự vật

Tuy nhiên, trẻ nhỏ đa phần còn chưa nhận thức được những nguy cơ, vấn đề về thị giác nên ít than phiền với người lớn. Cha mẹ cần theo dõi, quan sát con trong các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày để kịp thời phát hiện những bất thường, đưa trẻ đi khám mắt như:

  • Bé luôn cố gắng nheo mắt hay nghiêng đầu, che một bên mắt, luôn tìm mọi cách giúp cho thị lực rõ hơn.
  • Bé thường xuyên dụi mắt, nhất là khi tập trung nhìn sự vật dù ở gần hay ở xa.
  • Bé ngồi gần xem tivi, phải dí mắt gần khi đọc sách.
  • Viễn loạn thị có thể khiến cho bé thường xuyên bị nhức đầu quanh vùng trán, thái dương, than phiền mỏi mắt sau khi tập trung nhìn sự vật lâu.
  • Bé nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt không kiểm soát.
  • Quan sát mắt con có thể thấy biểu hiện lác mắt.
Dấu hiệu viễn loạn thị ở trẻ
Cha mẹ cần theo dõi, quan sát con trong hoạt động hàng ngày để kịp thời phát hiện bất thường ở mắt

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên ở trẻ hãy đưa con đến các cơ sở y tế nhãn khoa để được kiểm tra. Khám mắt cho bé giúp chẩn đoán chính xác tình trạng ở mắt để có hướng can thiệp, xử lý phù hợp.

Nguyên nhân khiến bé bị viễn thị và loạn thị

Nguyên nhân gây viễn loạn thị ở trẻ em chủ yếu do giác mạc có hình dạng không đều, biến dạng, trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường khiến hình ảnh của vật quan sát được không rơi vào đúng võng mạc mà hội tụ thành nhiều điểm khác nhau ở sau võng mạc. Từ đó khiến trẻ quan sát các vật ở gần hay ở xa đều thấy mờ, nhòe, mất nét. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây viễn loạn thị ở trẻ như:

  • Di truyền: Người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ nếu có tiền sử bị rối loạn thị giác, viễn loạn thị thì em bé sinh ra có khả năng gặp phải các vấn đề ở mắt cao.
  • Trẻ đẻ non: Trẻ sinh non dưới 37 tuần, trong lượng cơ thể dưới 2,5kg thường gia tăng nguy cơ bất thường ở mắt.
  • Chấn thương mắt: Bé bị va đập gây thương tổn ở mắt.
  • Biến chứng sau phẫu thuật: Viễn thị loạn có thể hình thành sau một số thủ thuật điều trị các bệnh ở mắt khác của trẻ.
Nguyên nhân khiến bé bị viễn thị và loạn thị
Trẻ sinh non thường gia tăng nguy cơ bất thường ở mắt

Viễn thị và loạn thị ở trẻ có chữa được không?

Trẻ bị viễn thị và loạn thị có thể khắc phục hiệu quả bằng cách dùng kính để hỗ trợ thị lực, kiểm soát tốt độ viễn loạn ở mắt cũng như phòng ngừa biến chứng, các bệnh về mắt ở trẻ em như lác mắt, nhược thị nguy hiểm. Hiện nay, phẫu thuật laser được nhận định giúp cải thiện thị lực hiệu quả hàng đầu cho mắt viễn loạn thị, tuy nhiên phương pháp này chỉ dành cho người từ 18 tuổi nên trẻ em không đủ điều kiện thực hiện.

Tật khúc xạ ở mắt hiện nay cũng chưa có phương pháp nào được y khoa công nhận có thể giúp chữa dứt điểm vì khả năng bị tái lại sau mổ còn cao. Trẻ em khi được chẩn đoán bị viễn loạn thị thường được bác sĩ chỉ định dùng kính giúp cải thiện tầm nhìn, hỗ trợ thị lực.

Viễn thị và loạn thị ở trẻ có chữa được không?
Trẻ bị viễn thị và loạn thị có thể khắc phục hiệu quả bằng cách dùng kính để hỗ trợ thị lực

Trẻ cần được đeo kính đúng với số độ viễn loạn ở mắt nên việc khám mắt cho bé ở đâu rất quan trọng. Cha mẹ nên cân nhắc kỹ, đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa để được thăm khám và cấp đơn kính đúng với tình trạng. Ngoài kính gọng, bạn có thể lựa chọn kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng cho bé giúp ổn định thị lực.

Xây dựng lối sống khoa học giúp phòng ngừa viễn loạn thị cho trẻ

Để giúp mắt trẻ cải thiện hiệu quả tình trạng viễn loạn thị ở mắt và không diễn tiến trở nặng hơn, cha mẹ cần xây dựng lối sống khoa học cho con trong các hoạt động sinh hoạt, học tập hàng ngày như:

  • Góc học tập của trẻ cần được trang bị đầy đủ ánh sáng với sự phân bố cường độ tốt, không quá chói hay gây lóa mắt.
  • Bàn ghế học tập phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Tạo cho trẻ thói quen cho mắt được nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài tập trung, học tập bằng cách nhắm mắt lại tự nhiên, đi lại trong phòng hay nhìn xa…
  • Vệ sinh, chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mỗi ngày bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
  • Thiết lập thực đơn dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho mắt trẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A có nhiều trong trứng, các loại quả có màu đỏ, cam, vàng, cà rốt, bí đỏ…
  • Khám mắt định kỳ cho trẻ từ 3 đến 6 tháng một lần giúp cha mẹ nắm được tình trạng viễn loạn thị ở mắt con để có biện pháp can thiệp, chỉnh kính phù hợp với từng giai đoạn.
Xây dựng lối sống khoa học giúp phòng ngừa viễn loạn thị cho trẻ
Góc học tập của trẻ cần được trang bị đầy đủ ánh sáng với sự phân bố cường độ tốt,

Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến tình trạng viễn thị và loạn thị ở trẻ nhỏ. Những rối loạn thị giác ở mắt trẻ cần được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp giúp bảo vệ tốt thị lực cho con, Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *