Trẻ bị thâm quầng mắt là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị

31/05/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
trẻ bị quầng thâm ở mắt khiến phụ huynh lo lắng
Trẻ bị quầng thâm mắt là bệnh gì?

Trẻ bị thâm quầng mắt là bệnh gì?

Trẻ bị quầng thâm mắt là bệnh gì? Theo các chuyên gia cho biết, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc các bệnh về gan, suy thận hoặc bệnh dạ dày mãn tính.

Tình trạng trẻ bị thâm quầng mắt có thể xuất hiện ở tất cả lứa tuổi trẻ nhỏ, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở các bé sơ sinh có độ tuổi từ 7 tháng tuổi đến 2 tuổi. Các bậc phụ huynh cần để ý tới con cái để kịp thời nhận ra những biến đổi ở xung quanh mắt, qua đó có phương hướng can thiệp và khắc phục kịp thời.  

Trẻ bị thâm quầng mắt là bệnh gì?
Trẻ bị thâm quầng mắt xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi từ 7 tháng đến 12 tháng 

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị thâm quầng mắ

  Theo các chuyên gia, trẻ em bị thâm quầng mắt có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể là do tác động từ những yếu tố cả trong và ngoài cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thâm quầng mắt ở các bé: 

  • Do vùng da dưới mắt mỏng dễ bị lộ mao mạch ra ngoài. 
  • Do di truyền từ ông bà, bố mẹ cũng có thể gây ra tình trạng thâm quầng mắt ở các bé.
  • Do trẻ có lối sống sinh hoạt không khoa học, sức khỏe không đảm bảo, mất ngủ… cũng gây nên thâm quầng mắt, đi kèm với đó là sắc mặt nhợt nhạt. 
  • Do trẻ thiếu máu do trong cơ thể thiếu sắt sẽ khiến da xuất hiện những vết thâm tím, đặc biệt là ở đôi mắt. Trong trường hợp này, cha mẹ cần bổ sung chất sắt kịp thời cho con. 
  • Do các tác động mạnh với những vật thể cứng khiến các mạch máu tại vùng mắt bị vỡ và tụ lại thành quầng thâm.Đa số trường hợp này có thể tự khỏi sau một thời gian, nhưng cha mẹ cần xem xét lại mức độ nặng nhẹ để đưa bé đến bệnh viện thăm khám. 
  • Do trẻ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dẫn đến sắc tố melanin sẽ tập trung nhiều tại bọng mắt và dẫn tới tình trạng sẫm màu. 
  • Do dị ứng với một số loại phấn hoa
  • Do bản thân đang mắc một trong số các bệnh lý sau: dị ứng, viêm mũi, sự suy giảm chức năng của gan, thận hay thậm chí là tim.
  • Do trẻ bị suy thận sẽ khiến cho mắt bị thiếu sức sống, mất thần nên sẽ xuất hiện những quầng thâm.
  • Do trẻ mắc các bệnh về gan.
  • Do bé mắc bệnh dạ dày mãn tính khiến mắt của trẻ có quầng thâm màu hơi sẫm, lan diện rộng.
quầng thâm mắt ở bé nguyên nhân do đâu?
Quầng thâm mắt xuất hiện đôi khi sẽ làm trẻ mất tự tin.

Có thể thấy, nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thâm quầng mắt ở trẻ nhỏ có rất nhiều. Vì vậy, phụ huynh phải luôn quan sát, để ý những biểu hiện khác thường của bé qua đó đưa ra những biện pháp ứng đối kịp thời.  Biện pháp tốt nhất là bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán khi bé xuất hiện tình trạng thâm quầng mắt. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị thâm quầng mắt

Rất dễ dàng để có thể nhận ra bé có đang bị thâm quầng mắt hay không bởi hiện tượng này khiến màu sắc bề mặt da có sự thay đổi rõ rệt.  Cụ thể, quanh hốc mắt và bọng mắt có màu thâm tím. Một số trường hợp hiếm khác thì vùng da sẫm màu có thể lan rộng ra ngoài vùng mắt. Lúc này, cha mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị thâm quầng mắt
Rất dễ dàng để nhận ra trẻ có đang bị thâm quầng mắt hay không

Trẻ em bị thâm quầng mắt có nguy hiểm không? 

Như đã nêu ở trên, nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ em bị thâm quầng mắt có rất nhiều. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do bệnh lý.  Đúng vậy, trẻ bị thâm quầng mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị mắc một bệnh lý nguy hiểm nào đó. 

Trong trường hợp trẻ bị thâm quầng mắt do bệnh lý gây nên, nếu không được thăm khám kịp thời sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.  Một số nguy hiểm mà trẻ sẽ phải đối mặt nếu như được được khắc phục kịp thời như: 

  • Thị lực bị giảm hoặc có thể mất vĩnh viễn 
  • Thính giác của trẻ bị ảnh hưởng, có thể là ù tai, khó nghe, thậm chí là điếc. 
  • Có thể gây nhiễm trùng sang các cơ quan khác 
  • Sự phát triển của trẻ nhỏ bị chậm lại, sức khỏe bị ảnh hưởng 
Tình trạng thâm quầng mắt có thể khiến thị lực của trẻ bị giảm

Ngoài ra, trẻ bị thâm quầng mắt do bệnh lý có thể phải đối mặt với những biến chứng phức tạp của bệnh, cụ thể: 

1. Biến chứng do suy thận gây ra

Một số biến chứng mà bệnh suy thận có thể gây ra cho trẻ nếu không được khắc phục kịp thời: 

  • Chân tay sưng phù do cơ thể giữ nước 
  • Có khả năng mắc những bệnh lý khác như viêm màng tim, suy tim
  • Thiếu máu, chức năng lọc máu kém khiến hàm lượng kali trong máu tăng cao.
  • Trẻ bị suy thận xương sẽ yếu hơn bình thường, dễ gãy xương nếu có va chạm mạnh. 
  • Khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương 
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm

2. Biến chứng do các bệnh về gan gây ra

Nếu để bệnh kéo dài bệnh có thể sẽ gây ra một số biến chứng như: 

  • Có thể gây ra bệnh não gan  
  • Nồng độ bilirubin cao bất thường khiến trẻ bị vàng da
  • Gây suy dinh dưỡng ở trẻ em 

3. Biến chứng do bệnh dạ dày mãn tính gây ra

Một vài nguy hiểm mà bệnh dạ dày mãn tính có thể mang lại cho trẻ: 

  • Trẻ thường xuyên bị đau bụng, đau nhức lâm râm ở vùng bụng trên rốn. 
  • Bị rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị ợ chua, buồn nôn và nôn. 
  • Thiếu máu.
  • Trẻ mệt mỏi, kém phát triển, chán ăn và gầy. 
  • Xuất huyết tiêu hóa

Trẻ bị thâm quầng mắt bố mẹ nên làm gì?

Trẻ bị thâm quầng mắt có thể khắc phục hoàn toàn khi tìm ra được nguyên nhân gây ra. Nếu trẻ bị thâm quầng mắt do các yếu tố di truyền, va đập mạnh, dị ứng, thiếu chất dinh dưỡng thì cha mẹ có thể hoàn toàn khắc phục ngay tại nhà được.

Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào thực đơn cho con, sắp xếp lại thời gian sinh hoạt để đảm bảo con ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, cha mẹ có thể đắp 2 lát dưa chuột mỏng hoặc 2 túi trà lọc ấm lên bầu mắt trẻ.

Có thể sử dụng lát dưa chuột để làm giảm quầng thâm mắt ở trẻ do những tác động bên ngoài gây ra
  • Trẻ bị thâm quầng mắt do bị dị ứng gây nên: cha mẹ hãy để con tránh xa các bụi phấn hoa, bụi bẩn,… đồng thời vệ sinh sạch sẽ 2 tay của con để hạn chế vi khuẩn vì trẻ nhỏ thường có thói quen đưa tay lên mặt, dụi mắt… 
  • Đối với trẻ bị thâm quầng mắt do các bệnh lý gây nên: phụ huynh hãy đưa con đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán. Dựa vào các kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên bổ ích, phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh và cơ thể của con. 

Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc, thực phẩm chức năng ngoài thị trường về cho con sử dụng, tránh gây ra những nguy hiểm cho con. 

Cách phòng tránh tình trạng thâm quầng mắt ở trẻ nhỏ

Ngoài các biện pháp khắc phục thâm quầng mắt khi tình trạng này đã xảy ra trên người bé, cha mẹ nên có những cách phòng ngừa để tình trạng này không thể xuất hiện.  Dưới đây là một số lời khuyên mà các y bác sĩ chuyên khoa dành cho các bậc phụ huynh để phòng ngừa tình trạng thâm quầng mắt xảy ra. 

  • Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc 
  • Hạn chế cho các bé sử dụng các thiết bị điện tử 
  • Bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho mắt như cà rốt, khoai tây,… 
  • Thực hiện các bài massage nhẹ cho bé ở vùng mắt 
  • Đảm bảo ánh nắng không chiếu rọi trực tiếp vào da bé khi ra ngoài 
  • Xây dựng cho con một lối sống khoa học.
Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử là một cách phòng tránh tình trạng thâm quầng mắt

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra những thông tin xoay quanh về tình trạng trẻ bị quầng thâm mắt. Hi vọng các bậc phụ huynh sẽ nắm được những thông tin này để khắc phục và phòng tránh tình trạng này cho con mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *