Trẻ nhỏ bị mỏi mắt, hoa mắt, chóng mặt bố mẹ nên làm gì?

06/04/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 
Trẻ bị mỏi mắt, chóng mặt có thể để lại những ảnh hưởng xấu cho trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ bị mỏi mắt, hoa mắt, chóng mặt

Khi gặp phải tình trạng mỏi mắt, trẻ em sẽ không biết cách chăm sóc và điều chỉnh đôi mắt sao cho về trạng thái bình thường. Khi trẻ nhìn quá lâu, quá tập trung vào một thứ sẽ khiến mắt bé bị mỏi, hoa mắt.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng mỏi mắt, hoa mắt, chóng mặt ở trẻ mà bố mẹ nên nắm được. Cụ thể:

Do những yếu tố bên ngoài

  • Trẻ sử dụng tivi, máy tính, điện thoại quá lâu mà không rời mắt.
  • Tập trung tầm nhìn của mắt vào một vật trong thời gian dài
  • Tiếp xúc đột ngột với ánh sáng xanh, ánh sáng chói
  • Căng mắt để nhìn
  • Nhìn gần quá lâu khiến trẻ bị mỏi mắt
  • Các yếu tố môi trường như khói, bụi

Do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị mỏi mắt, hoa mắt, chóng mặt còn có thể do là một số bệnh lý liên quan đến mắt gây ra. Điển hình như:

  • Hội chứng thị giác màn hình
  • Đục thủy tinh thể
  • Khô mắt
  • Thoái hóa điểm vàng

Khi quá mỏi mắt, hoa mắt trẻ sẽ có những biểu hiện khác thường như chảy nước mắt, hoặc nóng mắt, rát mắt. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của con và những điều con nói để có thể kịp thời nhận ra và hướng dẫn con điều chỉnh trạng thái của mắt, hoặc đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám.

Tuy chỉ là hành động nhỏ và chỉ cần để ý một chút nhưng điều này sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của con khỏi các bệnh lý về mắt sau này.

Sử dụng tivi, máy tính trong một thời gian dài là nguyên nhân gây mỏi mắt ở trẻ

Trẻ bị mỏi mắt, hoa mắt, chóng mặt bố mẹ nên làm gì?

Để đảm bảo con lớn lên với một đôi mắt khỏe mạnh, phát triển bình thường thì bố mẹ cần có những biện pháp để bảo vệ đôi mắt trẻ ngay từ sớm, phòng ngừa những tình trạng mỏi mắt, hoa mắt. Hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt và có biện pháp điều trị kịp thời.

Một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp trẻ tạm thời giải tỏa mệt mỏi vùng mắt như:

  • Massage cho trẻ bằng những phương pháp đơn giản để giúp đôi mắt trẻ dễ chịu hơn.
  • Nếu không biết cách massage, cha mẹ có thể cho trẻ nằm ở tư thế thoải mái, để trẻ nhắm mắt. Điều này giúp cho mắt được nghỉ ngơi, hạn chế được những tác nhân bên ngoài có thể gây ra với mắt.
  • Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt, có chứa vitamin A như cà rốt, đu đủ, cà chua… những thực phẩm này giúp mắt trẻ điều tiết tốt hơn trong điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Các loại rau xanh có chứa nhiều vitamin E và các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C có khả năng phòng ngừa các bệnh lý về mắt có thể xảy ra với con.
  • Rau cải có màu xanh đậm có tác dụng chống lại các tia tử ngoại, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất trong bữa ăn hàng ngày của bé.
  • Ngoài ra, khi thấy con có bị mỏi mắt, hoa mắt cha mẹ nên xem xét lại không gian vui chơi, học tập của con có đủ ánh sáng hay không. Nếu không thì phải cung cấp đủ các loại ánh sáng tốt cho trẻ.
  • Khi học tập, phải có nguồn sáng chiều vào sách vở.
  • Khi trẻ xem tivi nên điều chỉnh ánh sáng phòng nhẹ nhàng. Điều này làm giảm độ tương phản giữa ánh sáng xanh và ánh sáng phòng, hạn chế mỏi mắt cho bé.
  • Nhỏ thuốc mắt cho bé để ngăn ngừa khô mắt. Tuy nhiên, điều này phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về nhỏ cho con.
Cha mẹ có thể massage ở mắt cho con để con đỡ mỏi mắt

Nếu thấy bé bị mỏi mắt kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ bắt buộc phải đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên về mắt để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên về tình trạng của con. 

Dù mắt con không có dấu hiệu gì bất thường, cha mẹ cũng nên đưa con đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần. Bởi vì có rất nhiều bệnh khi ở giai đoạn đầu không có biểu hiện rõ ràng, điển hình là bệnh Glocom bẩm sinh

Những điều bố mẹ cần biết khi trẻ nhỏ bị mỏi mắt, hoa mắt

Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan về những bất thường ở đôi mắt của con, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với con. Đối với trẻ em từ 3 tuổi cần được khám mắt định kỳ từ 6 tháng đến 12 tháng/ lần.

Khi tình trạng của bé mãi không thuyên giảm và có dấu hiệu kéo dài, trở nặng. Lúc này, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám.

Tại đây, các bác sĩ sẽ hỏi cha mẹ các câu hỏi về yếu tố có thể gây ra triệu chứng mờ mắt, hoa mắt. Sau đó, bé sẽ được chỉ định khám mắt, bảo gồm cả khám thị lực.

Trong quá trình này, các bác sĩ sẽ phải sử dụng đến sự giúp đỡ của một số máy móc để có thể đưa ra kết quả chính xác nhất cho tình trạng của bé.

Trẻ bị mỏi mắt
Một số thiết bị sẽ được hỗ trợ để bác sĩ chẩn đoán có kết quả chính xác hơn

Sau khi chẩn đoán, nếu tình trạng của bé còn nhẹ, các bác sĩ có thể cho bé sử dụng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) để khắc phục tình trạng mỏi mắt, hoa mắt.

Bác sĩ cũng sẽ đưa ra chỉ định cho cha mẹ về quy trình sử dụng thuốc uống chống mỏi mắt hoặc thuốc nhỏ mắt và các bài tập hỗ trợ mắt.

Trong trường hợp tình trạng của bé đã mắc một số bệnh về mắt và đã trở nặng. Lúc này, các bác sĩ sẽ phải sử dụng phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật) để khắc phục dứt điểm bệnh cho bé. Tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu tiếp tục kéo dài.

Ví dụ, trong trường hợp trẻ bị mỏi mắt, hoa mắt do mắc bệnh đục thủy tinh thể, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo.

Trên đây là một số phương pháp chẩn đoán và khắc phục tình trạng trẻ bị mỏi mắt, hoa mắt mà cha mẹ có thể tham khảo.

Nếu có vấn đề gì bất thường với đôi mắt của bé, cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống ở nhà, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bé.

Hi vọng, qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp về tình trạng trẻ nhỏ bị hoa mắt, chóng mặt thì phụ huynh đã nắm được những phương pháp khắc phục tình trạng này của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *