ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Lác mắt là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh thường do sự phối hợp giữa hai mắt của trẻ còn kém gây ra sự mất cân bằng giữa hai mắt. Trẻ có thể bị lác ở cả hai bên mắt hoặc chỉ bị ở một bên, có thể bị lác liên tục hoặc không liên tục. Tình trạng này sẽ dần cải thiện khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi và hết dần cho đến năm hai tuổi sẽ không thấy nữa.
Hai mắt của trẻ thường hoạt động nhịp nhàng thông qua sự chi phối của hệ thống dây thần kinh cùng các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Đa phần trẻ sơ sinh bị lác mắt sinh lý do cơ mắt và não chưa phát triển đầy đủ khiến cho sự phối hợp trên gặp trục trặc dẫn đến mất cân bằng, không thể nhìn cùng về một phía nên gây hiện tượng lác.
Cùng với sự phát triển, lớn lên của trẻ, các cơ mắt sẽ hoàn thiện dần, trở lên đồng bộ và phối hợp các chuyển động, tình trạng lác mắt cũng dần cải thiện và hết. Tuy nhiên, nếu trẻ lớn hơn mà vẫn chưa hết lác thì rất có thể bé đã bị lác mắt bẩm sinh khiến các cơ mắt hoạt động không chính xác. Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa, khám mắt cho bé để chẩn đoán chính xác, có phương pháp can thiệp phù hợp.
Dấu hiệu mắt lác ở trẻ sơ sinh điển hình là hài mắt của trẻ không nhìn cùng một hướng, một mắt có hiện tượng không nhìn thẳng. Cha mẹ có thể nhận biết con bị lác thông qua một số biểu hiện ở trẻ hoặc quan sát cách nhìn của con. Cụ thể:
Cách nhận biết mắt lác đơn giản là hãy đứng đối diện với bé, quan sát kỹ các hoạt động của mắt con. Trẻ bị lác là khi mắt không nhìn theo cùng một hướng, mỗi mắt nhìn theo các hướng khác nhau như:
Những tháng đầu đời, hiện tượng lác mắt ở trẻ sơ sinh được nhận định là bình thường bởi giai đoạn này trẻ đang học cách tập trung. Tuy nhiên, khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi, mắt lúc này đã có thể nhìn thẳng và tập trung vào các đồ vật. Trường hợp mắt trẻ sơ sinh tiếp tục tái diễn thường đi kèm một số biểu hiện như:
Bác sĩ nhãn khoa có thể phân biệt được lác mắt bệnh lý hoặc lác mắt sinh lý ở trẻ sơ sinh. Một số trường hợp bị lác ẩn khác sẽ khó phát hiện thông qua độ lệch giữa hai mắt. Vì vậy chuyên gia luôn khuyến cáo cha mẹ nên khám mắt cho trẻ sơ sinh trong vòng sáu tháng đầu đời để kiểm tra tổng quát cũng như tầm soát sớm các bệnh lý bẩm sinh, di truyền ở mắt như lác mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh hay các tật khúc xạ…
Hiện tượng mắt lác ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do các cơ mắt hoạt động không đồng thời, có thể là do các cơ này chưa phát triển hết, cần thời gian để hoàn thiện đầy đủ nhưng cũng có thể do trẻ đang gặp phải vấn đề ở mắt và hệ thống thần kinh như:
Ngoài ra, chuyên gia nhãn khoa nhận định một số yếu tố dưới đây có thể khiến một đứa trẻ sơ sinh đối diện với nguy cơ bị lác cao hơn so với những đứa trẻ khác:
Tuy không phải trường hợp lác mắt nào ở trẻ sơ sinh cũng gây ra những nguy hiểm nhưng cha mẹ cần lưu tâm, theo dõi tình trạng này ở mắt thường xuyên. Khi trẻ được khoảng 4 tháng mà tình trạng lác mắt không được cải thiện, đi kèm với một số biểu hiện bất thường như:
Lúc này bạn nên đưa bé đi khám mắt để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng ở mắt con, từ đó có hướng can thiệp, chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh phù hợp.
Trẻ sơ sinh mắt nhìn như lác có thể không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ, nghiêm trọng hơn là thị giác của con có thể đang bị đe dọa. Nếu tình trạng hai mắt không cân đối ở trẻ cứ kéo dài sẽ khiến cho thị lực của bên mắt bất thường giảm sút, mắt bình thường dần chiếm ưu thế hơn, có thể bù đắp cho bên mắt bị lác khiến não bộ vô tình bỏ qua các tín hiệu thị giác của bên mắt lác. Tình trạng này gọi là nhược thị.
Đa phần các trường hợp mắt lác ở trẻ sơ sinh nếu được phát hiện sớm và có cách xử lý y tế phù hợp thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao. Hiện nay, thống kê cho thấy trị lác cho trẻ dưới 3 tuổi có tỷ lệ thành công tới 92%, còn trẻ từ 6 đến 8 tuổi chỉ còn 62%. Nếu để lâu, lác mắt sẽ biến chứng thành tật, khả năng phục hồi thị lực càng kém.
Lác mắt ở trẻ sơ sinh có thể chữa khỏi nếu được thăm khám từ sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp, vì vậy việc khám mắt cho trẻ sơ sinh ở đâu rất quan trọng. Cha mẹ nên cân nhắc, lựa chọn những đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, sau khi kiểm tra, thăm khám, nếu bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán mắt trẻ sơ sinh thực sự bị lác sẽ chỉ định những phương pháp trị bệnh phù hợp với từng mức độ trẻ gặp phải. Cụ thể:
Tóm lại, việc nhận biết trẻ sơ sinh bị mắt lác để thăm khám và can thiệp y tế phù hợp là chìa khóa quan trọng giúp cha mẹ bảo vệ thị lực cho con phát triển khỏe mạnh, bình thường. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần được tư vấn, giải đáp thêm nhé!