Mắt bị viễn thị có cần đeo kính không? Có nên đeo thường xuyên?

12/04/2023
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Bị viễn thị có cần đeo kính không?

Bị viễn thị cần đeo kính theo đúng chỉ định y tế của chuyên gia nhãn khoa, kính viễn phải đảm bảo đúng độ. Sử dụng kính là phương pháp giúp khắc phục viễn thị ở mắt an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng hiện nay. Kính viễn giúp thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt, cải thiện tầm nhìn, giúp người bị viễn thị kiểm soát tốt độ viễn.

Bị viễn thị có cần đeo kính không?
Bị viễn thị cần đeo kính theo đúng chỉ định y tế của chuyên gia nhãn khoa, kính viễn phải đảm bảo đúng độ

Tuy nhiên, bị viễn thị có cần đeo kính hay không còn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi người. Người viễn thị cần đến các cơ sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín để kiểm tra, khám mắt, chẩn đoán chính xác tình trạng, độ viễn, từ đó bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể đối với từng trường hợp.

Kính viễn thị giúp hình ảnh trở về đúng võng mạc, mắt trở lên rõ hơn, cải thiện tầm nhìn, mang lại cảm giác thoải mái, giúp mắt không còn bị nhức, mỏi do phải cố gắng điều tiết nhiều. Từ đó giúp phòng tránh biến chứng của viễn thị có thể gây suy giảm thị lực vĩnh viễn.

Khi nào cần đeo kính khi bị viễn thị?

Người bị viễn thị nhẹ ở mức 1 đến 2 độ thường sẽ không cần đeo kính mà vẫn có thể đảm được các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày, không gặp khó khăn khi quan sát gần. Nếu độ viễn nằm ở mức cao hơn, tầm nhìn bị suy giảm, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thì sẽ cần phải dùng kính giúp hỗ trợ tầm nhìn, đảm bảo khả năng quan sát sự vật của mắt.

Mắt viễn thị không thể tự khỏi theo thời gian và nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ có khả năng tăng độ nặng lên theo thời gian. Nếu người viễn thị được kê đơn dùng kính nhưng lại không đeo kính sẽ khiến cho tầm nhìn không rõ nét, gây giảm sút chất lượng cuộc sống.

Khi nào cần đeo kính khi bị viễn thị?
Nếu độ viễn nằm ở mức cao hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt sẽ cần dùng kính hỗ trợ tầm nhìn,

Mắt phải làm việc quá tải do điều tiết nhiều, độ viễn tăng nặng theo thời gian. Sau đó là những thương tổn, biến chứng ở mắt, nguy cơ khiến mắt tăng độ, tình trạng dần trở nặng hơn, biến chứng sang lác và nhược thị là một trong các bệnh về mắt ở trẻ em tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, sau cùng là gây mất thị lực vĩnh viễn.

Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt, bạn nên đi thăm khám để được kiểm tra, chỉ định phương pháp khắc phục phù hợp.

Viễn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Chuyên gia nhãn khoa khuyên người viễn thị nên đeo kính thường xuyên để giúp hạn chế tăng độ viễn, kiểm soát tốt hơn tình trạng ở mắt, giúp mắt điều tiết tốt hơn.

Nếu người dùng không đeo kính thường xuyên sẽ phải đối diện với nguy cơ tăng độ khiến tật viễn thị tiến triển nặng hơn, hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Mắt thường xuyên bị đau, nhức, mỏi khi phải nheo mắt giúp điều tiết tốt hơn.

Bên cạnh đó, người đeo kính cần tuân thủ một số nguyên tắc như:

  • Đeo kính viễn đúng với số độ thực tế: Việc xác định chính xác số độ để cắt kính rất quan trọng, đặc biệt với trẻ em bị viễn thị cần được cắt kính đúng với số độ thực tế ở mắt. Vậy nên việc khám mắt cho bé ở đâu rất quan trọng, cha mẹ nên cân nhắc, lựa chọn đơn vị nhãn khoa uy tín, chuyên nghiệp giúp việc thăm khám đạt kết quả chính xác.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Người viễn thị cần dùng kính đúng theo chỉ định của bác sĩ, khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc 6 tháng/lần giúp phát hiện tăng độ để kịp thời có những điều chỉnh tròng, gọng kính phù hợp.
  • Giữ tròng kính cẩn thận, hạn chế trầy, xước: Kính trầy, xước sẽ gây khó chịu cho người dùng, đi kèm với một loạt các triệu chứng gây hại cho mắt như mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu…
Viễn thị có nên đeo kính thường xuyên không?
Trẻ em bị viễn thị cần được cắt kính đúng với số độ thực tế ở mắt

Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn đọc các thắc mắc xung quanh vấn đề viễn thị có cần đeo kính không? Bạn nên đeo kính thường xuyên để hỗ trợ tầm nhìn sáng rõ, mang lại cảm giác thoải mái cho mắt cũng như hạn chế tăng độ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy bài viết ý nghĩa hãy bấm vào nút like để tiếp thêm động lực cho chuyên trang nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *