Xét Nghiệm ADN: Báo Giá, Thủ Tục, Mẫu Sinh Phẩm (cập nhật 2023)

30/03/2022
Tác giả:
Tham vấn y khoa:
 

Xét nghiệm ADN là phương pháp hiện đại dựa trên cơ chế phân tích thông tin ADN. Xét nghiệm ADN nhằm mục đích được xác thực mối quan hệ huyết thống, các mối quan hệ gia đình với độ chính xác lên tới 99,99%. Ngoài ra, xét nghiệm ADN còn giúp phát hiện một số căn bệnh di truyền và sàng lọc thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A – Z phương pháp khoa học này.

Báo giá xét nghiệm ADN (cập nhật 2023)

Xét nghiệm ADN là loại xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay. Có nhiều mức giá cho một quá trình xét nghiệm, dao động từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng.

Dưới đây là chi phí xét nghiệm ADN cụ thể như sau:

Loại xét nghiệm Chi phí Thời gian trả kết quả
Xét nghiệm ADN cha con, mẹ con 3.000.000đ – 5.000.000đ 4 giờ – 2 ngày
Xét nghiệm ADN họ hàng 3.000.000đ – 6.000.000đ 4 giờ – 2 ngày
Xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh 2.000.000đ – 6.000.000đ 4 giờ – 2 ngày
Xét nghiệm ADN làm thẻ ADN cá nhân 2.000.000đ – 6.000.000đ 4 giờ – 2 ngày
Xét nghiệm ADN không xâm lấn 21.000.000đ – 26.000.000đ 4 giờ – 10 ngày
Giám định gen ty thể 4.000.000đ đến 8.000.000đ 1 – 7 ngày
Xét nghiệm ADN hài cốt 6.000.000đ – 10.000.000đ 10 – 30 ngày

Lưu ý: Chi phí xét nghiệm và thời gian trả kết quả tùy thuộc vào gói dịch vụ xét nghiệm khách hàng lựa chọn. Ngoại trừ xét nghiệm ADN hài cốt sử dụng mẫu xương, bảng giá trên được áp dụng đối với các xét nghiệm còn lại được thực hiện bằng mẫu máu và mẫu tế bào niêm mạc miệng.

 

Xét nghiệm ADN là gì?

Xét nghiệm ADN huyết thống hay còn được gọi với cách gọi khác là xét nghiệm DNA hay xét nghiệm di truyền. Đây là một phương pháp y học hiện đại và độ chính các cao, dựa trên cơ chế phân tích thông tin ADN từ nhiễm sắc thể của hai hay nhiều cá thể để xác định mối quan hệ di truyền, từ đó xác định mối quan hệ huyết thống, ngoài ra xét nghiệm ADN còn có thể phát hiện một số bệnh khác.

Các loại dịch vụ xét nghiệm ADN phổ biến hiện nay

Tuỳ thuộc vào mục đích xét nghiệm mà y học nghiên cứu ra nhiều loại xét nghiệm ADN. Tuy có điểm chung là dựa vào sự so sánh ADN để tìm ra mối quan hệ huyết thống nhưng phương pháp xét nghiệm giữa các đối tượng cụ thể cũng có những khác biệt.

1. Xét nghiệm ADN huyết thống

Xét nghiệm ADN huyết thống là loại xét nghiệm ADN phổ biến nhất, được thực hiện trên các mối quan hệ Cha – Con, Mẹ – Con, Ông – Cháu, Bà – Cháu. Bên cạnh đó, xét nghiệm ADN huyết thống còn giúp tìm ra mối quan hệ họ hàng rộng hơn, ví dụ mối quan hệ huyết thống theo dòng cha, mối quan hệ huyết thống theo dòng X.

Xét nghiệm ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống

 

2. Xét nghiệm ADN thai nhi

Để xác định mối quan hệ cha con trước khi đứa trẻ được sinh ra, các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm ADN thai nhi trong thời gian thai kỳ của người mẹ. Có 2 phương pháp phổ biến để xét nghiệm ADN thai nhi là xét nghiệm xâm lấn và xét nghiệm không xâm lấn.

  • Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn: Đây là phương pháp phân tích mẫu máu của sản phụ và máu/ chân tóc/ móng của người cha. Thông thường, xét nghiệm có thể được tiến hành từ tuần thứ 7 của thai kỳ.
  • Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn: Sử dụng phương pháp xâm lấn tối thiểu, chuyên gia y tế tiến hành chọc nước ối của người mẹ, chất dịch tiếp xúc trực tiếp với đứa trẻ. Để đảm bảo sự an toàn và chính xác, quá trình xét nghiệm nên diễn ra từ tuần 15 đến tuần 23 của thai kỳ. Sau đó, nước ối và móng tay hoặc chân tóc của người cha sẽ được phân tích, so sánh rồi đưa ra kết luận về mối quan hệ huyết thống.
Quá trình chọc ối xét nghiệm ADN xâm lấn

3. Xét nghiệm ADN làm thủ tục hành chính

Xét nghiệm ADN làm thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính mỗi người, đặc biệt là trong quản lý hành chính, điều tra, xác định tội phạm. Ngày nay, bên cạnh việc xét nghiệm ADN đơn thuần, các cơ sở y tế còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ làm các thủ tục hành chính như xét nghiệm adn làm giấy khai sinh hay thẻ ADN cá nhân sau khi có kết quả xét nghiệm.

4. Xét nghiệm ADN ty thể

Xét nghiệm ADN ty thể là phương pháp xét nghiệm ADN theo dòng mẹ nhằm xác định mối quan hệ:

  • Bà ngoại – Cháu,
  • Anh chị em cùng mẹ,
  • Cháu – Chị em gái của mẹ,…

Phân tích ADN ti thể cho kết quả với độ chính xác gần như tuyệt đối vì tất cả các con cháu có chung dòng ngoại đều có gen ti thể tương tự nhau.

 

5. Xét nghiệm ADN giám định hài cốt

Giám định ADN hài cốt là xét nghiệm ADN được thực hiện giữa hài cốt và một thân nhân. Việc giám định hài cốt thường ưu tiên thân nhân theo dòng mẹ, bởi độ chính xác gần như tuyệt đối. Với những hài cốt còn tốt, tồn tại dưới 20 năm thì có thể xét nghiệm theo dòng cha.

Vì hài cốt đã tồn tại lâu năm nên sự phân hủy các tế bào như máu, tóc, móng là điều dễ dàng xảy ra. Do vậy, nếu xét nghiệm ADN hài cốt bằng tóc hay các loại mẫu sinh phẩm vừa nêu dường như không thực hiện được. Thay vào đó, giám định ADN hài cốt thường được tiến hành bằng mẫu xương.

6. Xét nghiệm ADN vi sinh

Việc xét nghiệm ADN vi sinh thường với mục đích phân tích ADN virus gây viêm gan siêu B (HBV) và virus gây ra ung thư cổ tử cung (HPV), hai căn bệnh hết sức nguy hiểm ở người.

Các loại mẫu xét nghiệm ADN thường được sử dụng

Bên cạnh những mẫu sinh phẩm nêu trên, còn một số loại mẫu khác có thể dùng cho việc xét nghiệm ADN huyết thống. Tuy nhiên, những mẫu sinh phẩm liệt kê dưới đây thường không được ưu tiên vì khó tách chiết và tốn kém. Do đó chúng chỉ áp dụng trong các trường hợp bất khả kháng không thể lấy được các mẫu sinh phẩm tốt hơn.

  • Mẫu máu (dính trên dao cạo râu, kìm cắt móng tay,…)
  • Mẫu tế bào niêm mạc miệng (bàn chải đánh răng, bã kẹo cao su, đầu mẩu thuốc lá,…)
  • Mẫu móng tay, móng chân
  • Mẫu tóc có chân
  • Mẫu dịch ối
  • Mẫu cuống rốn
  • Xét nghiệm ADN mẫu xương, răng
  • Mẫu tinh dịch (lấy mẫu tinh dịch trong bao cao su, đồ lót, khăn lau,..)

Các bước thực hiện thủ tục để xét nghiệm ADN

Có 2 hình thức xét nghiệm ADN là:

  • Xét nghiệm ADN tự nguyện: diễn ra trong phạm vi gia đình, các mối quan hệ tự nguyện, với mục đích tìm hiểu về mối quan hệ huyết thống và phát hiện một số bệnh.
  • Xét nghiệm ADN hành chính: mang tính bắt buộc, nhằm phục vụ cho việc làm thủ tục hành chính, điều tra.

Cụ thể các thủ tục để làm xét nghiệm ADN là:

Xét nghiệm ADN dân sự (tự nguyện) Xét nghiệm ADN hành chính (làm thủ tục hành chính)
Bước 1: Ký đơn yêu cầu làm xét nghiệm ADN của đơn vị y tế Bước 1: Ký đơn yêu cầu làm xét nghiệm ADN của đơn vị y tế
Bước 2: Thu thập mẫu xét nghiệm ADN
Đối với xét nghiệm ADN dân sự, bạn hoàn toàn có thể chủ động tự thu mẫu tại nhà.
Bước 2: Thu mẫu xét nghiệm
Đối với xét nghiệm ADN hành chính, để đảm bảo tính pháp lý, quá trình thu mẫu phải do nhân viên y tế thực hiện, bạn không được tự ý thu mẫu.
Bước 3: Gửi mẫu xét nghiệm đến trung tâm xét nghiệm hoặc yêu cầu nhân viên y tế đến tận nhà để lấy mẫu Bước 3: Chụp ảnh làm hồ sơ
Bước 4: Thanh toán và chờ kết quả Bước 4: Thanh toán và chờ kết quả

Quy trình thực hiện xét nghiệm ADN hiện nay, xét nghiệm ADN được thực hiện tương đối phổ biến và có quy trình khá đơn giản. Nếu không thể trực tiếp tới văn phòng, bạn có thể tự lấy mẫu tại nhà gửi tới trung tâm xét nghiệm hoặc chuyên viên thu mẫu sẽ hỗ trợ thu mẫu tại nhà.

Quy trình xét nghiệm ADN được thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Lắng nghe tư vấn về thủ tục hành chính cần phải chuẩn bị tại các cơ quan chức năng (trong trường hợp xét nghiệm ADN hành chính). Nhận tư vấn ở trung tâm xét nghiệm ADN (trong trường hợp xét nghiệm ADN dân sự).
  • Bước 2: Tiến hành thu mẫu tại nhà hoặc tại trung tâm xét nghiệm nếu bạn làm xét nghiệm ADN dân sự. Đối với xét nghiệm ADN hành chính thì việc thu mẫu phải trực tiếp do nhân viên y tế thực hiện và tiến hành chụp ảnh, làm hồ sơ cho người tham gia xét nghiệm.
  • Bước 3: Sau khi thu thập, xét nghiệm ADN sẽ được chuyển đến phòng tách chiết ADN.
  • Bước 4: Dữ liệu ADN từ máy giải trình sẽ được giám định nhằm xác định quan hệ huyết thống giữa 2 hoặc nhiều người tham gia xét nghiệm.
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất hồ sơ, khách hàng thanh toán ch phí xét nghiệm ADN qua hình thức chuyển khoản hoặc sử dụng tiền mặt.
  • Bước 6: Ngày nay, với trang thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ chuyên gia có trình độ cao nên kết quả xét nghiệm ADN chính xác tới hơn 99,99% và có nhanh nhất trong vòng 4 giờ. Đặc biệt, kết quả từ những trung tâm uy tín, được cấp phép sẽ được nhiều cơ sở pháp lý tin tưởng trưng cầu.

Ý nghĩa của xét nghiệm ADN, nhằm mục đích gì?

Vì ADN có tính đặc thù nên dựa vào đó con người có thể tìm ra các mối quan hệ huyết thống cận huyết hoặc khám phá và tìm kiếm ra các bệnh di truyền do đột biến gen.

Ngày nay với sự tiến bộ của ngành y học hiện đại, để đáp ứng nhu cầu của con người, xét nghiệm ADN được diễn ra phổ biến và rộng rãi, với nhiều mục đích khác nhau:

1. Xét nghiệm ADN có thể xác định được các mối quan hệ

Để xác định xem giữa những cá thể có quan hệ gì về mặt di truyền hay không, những người có chuyên môn y học sử dụng thông tin di truyền về những cá thể này. Từ đó mà có thể xác định được 2 đối tượng xét nghiệm có cùng quan hệ huyết thống.

Xét nghiệm ADN có thể giúp bạn xác định được các mối quan hệ như:

  • Xác định mối quan hệ huyết thống giữa người thân trong gia đình, họ hàng (cho kết quả xét nghiệm chính xác lên tới 25 đời)
  • Xác minh danh tính và chứng minh tội phạm để kết án.
  • Xác định nhân thân của các anh hùng, liệt sĩ, những người đã khuất.
  • Tìm kiếm người thân mất tích, nhận lại cha mẹ, anh chị em thất lạc.

Chính vì thế mà phương pháp xét nghiệm ADN không chỉ được áp dụng trong đời sống mà còn trong những công việc liên quan đến pháp luật, làm thủ tục hành chính.

2. Xác định các bệnh lý di truyền

Có nhiều lý do để giải thích cho việc một người bị mắc bệnh. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, lối sống, sinh hoạt của con người, bệnh có thể do di truyền hay ADN của người bệnh, đôi khi đó là gen đột biến. Việc xét nghiệm gen di truyền có chức năng xác định xem liệu rằng bệnh đó có phải do di truyền hay không.

3. Xét nghiệm tiên đoán và xét nghiệm trước triệu chứng

Nhiều người thắc mắc không biết tại sao duy trì lối sống lành mạnh nhưng vẫn bị mắc bệnh. Câu trả lời là nếu một người hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng gia đình có gen mắc bệnh di truyền thì điều đó có thể xảy ra. Vì thế, việc xét nghiệm ADN có thể giúp dự đoán được nguy cơ mắc bệnh của người đó trong tương lai để có biện pháp xử lí phù hợp.

4. Sàng lọc các hội chứng di truyền do bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi

Trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, trong một số trường hợp thì NST của thai nhi có thể có dấu hiệu bất thường. Để đảm bảo sức khoẻ thai kì, xét nghiệm ADN giúp sớm phát hiện ra những đột biến và các bệnh di truyền của thai nhi ngay trong giai đoạn người mẹ mang bầu.

Thông tin trên đây đã giải thích cho câu hỏi xét nghiệm ADN là gì, xét nghiệm ADN làm gì, có những loại xét nghiệm ADN nào và xét nghiệm ADN như thế nào. Nếu thấy bài viết hữu ích, vui lòng ấn like và đừng ngại ngần để lại câu hỏi bên dưới để chuyên trang giải đáp bạn nhé.

.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *