ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của quý khách.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Trầy xước giác mạc (trợt giác mạc) là tình trạng xuất hiện vết trầy, xước hoặc vết cắt trúng trên giác mạc mắt khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, cộm xốn trong mắt, sưng mắt, khó mở mắt. Giác mạc của chúng ta vốn là bộ phận trong suốt nằm ở phía ngoài cùng của mắt, giữ chức năng bảo vệ mắt và hội tụ ánh sáng giúp mắt nhìn rõ sự vật.
Giác mạc vừa nằm ngoài cùng và khá mỏng nên rất dễ gặp tổn thương. Các dị vật nhỏ như cát, bụi, côn trùng…. vô tính bay vào mắt, bám dính lại trên giác mạc cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ khôn lường. Tình trạng này nếu không được xử trí đúng cách có thể gây thương tổn giác mạc vĩnh viễn.
Xước giác mạc ở trẻ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cấp độ thương tổn trẻ gặp phải. Thông thường đều là các vết xước nông nằm trên bề mặt thì không gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ bị xước giác mạc nhẹ có thể tự khỏi sau 24 đến 48 giờ.
Trong một số ít trường hợp, vết xước có thể bị nhiễm trùng gây loét giác mạc vô cùng nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe đôi mắt trẻ.
Dù là thương tổn nhẹ hay nặng thì cha mẹ đều cần phải nắm được cách xử trí đúng cách, phòng tránh biến chứng nguy hiểm gây tổn hại đến thị lực của trẻ. Xước giác mạc sâu nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, thậm chí là gây suy giảm thị lực, hậu quả cuối cùng là gây mất thị lực vĩnh viễn.
Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được vấn đề nghiêm trọng ở mắt cũng như nhận biết được triệu chứng bản thân gặp phải là tình trạng gì để bày tỏ với cha mẹ. Vì vậy, phụ huynh nên chú ý các hành động, dấu hiệu bất thường ở trẻ như:
Đa phần nguyên nhân gây xước giác mạc là do dị vật bay hoặc bám vào mắt trẻ. Các dị vật nhỏ như bụi, hạt cát khi bám lâu vào mắt có thể gây trầy xước giác mạc khi trẻ vô tình chớp mắt. Ngoài ra, xước giác mạc ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống như:
Các yếu tố này sẽ gia tăng khả năng trầy xước giác mạc ở trẻ em.
Bên cạnh việc nắm được các bước sơ cứu nhanh cho trẻ bị xước giác mạc, cha mẹ cũng cần phải nắm được các việc nên tránh khi sơ cứu để không khiến thương tổn ở mắt trẻ trở nên nặng nề hơn. Cụ thể:
Trẻ bị xước giác mạc cần đi khám mắt để xác định tình trạng thương tổn để có hướng xử lý phù hợp, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực. Đặc biệt, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng:
Bác sĩ sẽ khám mắt cho bé để đánh giá thương tổn ở giác mạc cũng như tìm xem còn dị vật nào nằm phía dưới mi mắt của trẻ không và giúp trẻ loại bỏ dị vật trong mắt bằng dụng cụ y tế chuyên dụng rồi tiến hành vệ sinh mắt cho trẻ.
Với tình trạng xước giác mạc thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt có thành phần kháng sinh để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ở mắt. Trẻ có thể cần quấn băng kín che mắt để tránh bụi bẩn, tác nhân gây hại từ môi trường hay ánh sáng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mắt.
Nếu vết xước giác mạc nhỏ và nông thì chỉ mất khoảng 1 đến 3 ngày để mắt trẻ hồi phục. Còn nếu vết xước sâu và nặng hơn sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Cha mẹ cần lưu ý sử dụng thuốc cho con theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu phát hiện trẻ có dầu hiệu bất thường như: Mắt bị đau nhiều hơn, tình trạng kích ứng cấp độ nặng thêm, mắt đỏ nhiều hãy đưa con đi kiểm tra, khám mắt ngay.
Nắm được một số biện pháp bảo vệ mắt dưới đây sẽ giúp cha mẹ phòng ngừa hiệu quả tình trạng xước giác mạc ở trẻ:
Tóm lại, bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn đọc các thông tin quan trọng về tình trạng xước giác mạc ở trẻ em cũng như các xử trí phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ thêm hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!